Phương Viên với tập thơ “Lối cỏ vàng” đa cảm

Thứ ba, 04/10/2016 21:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tập thơ “Lối cỏ vàng” của Phương Viên có 63 bài thơ, đa số là thơ lục bát viết theo thể sáu-tám do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành. Với tập thơ này, Phương Viên đã thể hiện “năng lực sáu-tám” của mình bằng những cảm xúc sâu lắng, mềm mại và thật gần gũi với cuộc sống đời thường .

(CLO) Tập thơ “Lối cỏ vàng” của Phương Viên có 63 bài thơ, đa số là thơ lục bát do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Với tập thơ này, Phương Viên đã thể hiện “năng lực sáu-tám” của mình bằng những cảm xúc sâu lắng, mềm mại và thật gần gũi với cuộc sống đời thường .

[caption id="attachment_125020" align="aligncenter" width="720"]14331521_948101905299824_127798248_n Nhà thơ Phương Viên[/caption]

Không ít nhà phê bình văn học cho rằng, thơ  lục  bát  không  dễ  làm  và  cũng  khó để hay vì bị phụ thuộc vào niêm luật, vần điệu theo một “quy trình” nhất định. Thế  nhưng, với  Phương Viên, chị  vẫn đam mê thể loại thơ này và chọn lục bát như là một cách thể hiện cho riêng mình. Mở đầu tập thơ, chị thổ lộ: “Đêm xanh Lục Bát tự tình/Rèm buông tĩnh lặng đôi hình thở chung/Bát giăng tơ nối yếm hồng/Lục nghiêng câu rượu mặn nồng lả lơi” (Đêm xanh Lục Bát tự tình). Nếu không là “tín đồ” của lục bát thì thật khó để người thơ “vẽ’ nên những câu thơ mang hình tượng nghệ thuật như vậy.

Là một phụ nữ, khái niệm cũng như cách nhìn về một thân phận dỡ dang của  phụ nữ khác được Phương Viên thể hiện bằng những vần thơ đau đáu “Thương hoa tiếc ngọc mà chi/Vấn vương hoán dụ mấy khi khởi sầu/ Đã đành buốt ruột đợi khâu/ Đơn côi vá lại tình đầu rách toang/Bật cung tơ phím chùng loan/Mà rơi xuống tận lo toan giữa đời”.

Tập thơ có rất nhiều tựa đề gắn liền với hai từ lục bát như; “lục bát đa đoan”, lục bát “tri kỷ”, lục bát “đóa vô thường”, “đêm xanh Lục Bát tự tình”, “lục bát cho anh”,  lục bát “hỏi tình có quên”… Đọc những câu thơ này ta mới nhận thấy sự đa cảm, khát khao và ước mơ như giăng đầy trong thế giới thơ của Phương Viên “Thế rồi lòng hết mùa xuân/Rửa trôi đi hết tuổi hồng thơ ngây/Thế rồi góc phố hàng cây/Đưa tay che lấy mái đầu bạc phơ” (Lục bát cho anh); “Ân tình ai đó bỏ rơi/Có khi đem nhặt về khơi sắc vàng” (Lục bát đa đoan); “Tình nào thì cũng phôi pha/Có tình tri kỷ mới là trăm năm” (Tri kỷ); “Ước gì sóng nối bờ non/Mơ cho biển hẹp chỉ còn một gang/…Mộng thơ ao ước ru đời/Thiên đường hạnh phúc vẫn chờ đón ta” (Đóa vô thường);

 Luật xa gần, sắc độ tương phản từ những “bảng màu cuộc sống” đã được Phương Viên quảng diễn bằng những câu thơ chứa đựng nhiều trăn trở. Đó là sự cộng cảm, sự hóa thân, sẽ chia của người thơ biết dấn thân, dự phần vào nhip luân hành của đời sống bề bộn hôm nay.“Giá đừng có hứa lời suông/Giá đừng trăng gió mà buông cõi trần/Yêu thương con tạo xoay vần/Chợt quên chợt nhớ lại cần đến nhau/Chân cầu nước chảy qua mau/Còn bao nhiêu nỗi đớn đau dầm dề/Người đi có nhớ câu thề/Ngàn năm vẫn đợi người về với tôi” (Hỏi tình có quên)

Tính đa điệu trong thơ Phương Viên còn thể hiện qua những bài thơ tả chân đậm chất trữ  tình. Ở đây, nhà thơ nhìn cuộc đời bằng ánh nhìn đa cảm, đúc kết bằng những ngôn ngữ sống động , toát ra triết lý cuộc đời. “Ân tình ai đó bỏ rơi/Có khi đem nhặt về khơi sắc vàng” (Lục bát đa đoan), “Tình nào thì cũng phôi pha/Có tình tri kỷ mới là trăm năm” (Tri kỷ), “Chân cầu nước chảy qua mau/Còn bao nhiêu nỗi đớn đau dầm dề” (Hỏi tình có quên), và “Ước gì sóng nối bờ non/Mơ cho biển hẹp chỉ còn một gang” (Đóa vô thường), Một phụ nữ đa mang giữa bộn bề cuộc sống, Phương Viên không ngại khi gắn liền 2 chữ đa đoan như là một minh chứng cho sự cô đơn, trống vắng luôn khát khao một tình yêu chân thật “Em là con gái đa đoan/ Trót lỡ mang kiếp lo toan đoạ đày/… Lạnh lung ôm gối một mình/ Nên em lạnh vắng cõi tình dỡ dang/ Duyên người đã lắm đa mang/Nên em vớt sóng đa đoan buộc mình” (Ru Tình)

 Đọc Lối cỏ vàng và nhận xét về tác giả Phương Viên, nhà văn Cao Chiến đã viết: “Thơ, viết được thế chẳng dễ chút nào. Cá nhân tôi cho rằng việc hô biến Lục thành rượu và Bát thành yếm hồng khá thú vị và gợi nhiều tò mò nơi người đọc. Về thể thơ này là thơ viết theo thể sáu-tám rất dễ cũ, thậm chí thơ vừa ra lò tức thời đọc lại đã thấy xưa xưa thế nào. Bởi định kiến thế nên thật lòng tôi có chút nghi hoặc về “năng lực sáu-tám” của Phương Viên. Nhưng khi đọc qua tập thơ thì mọi nghi ngờ trong tôi tan biến. Tôi nghĩ tôi và bạn đọc có quyền hy vọng về thơ Phương Viên”.

   Cứ  mãi bước đi trên cuộc đời chông chênh với bộn bề loan toan, một ngày nhìn lại, nhà thơ giật mình “Giật mình ta thấy mình già/Đời bao sương gió ru ta về chiều/Hỏi tình khi sáng mỹ miều/Sao không rạng rỡ buổi chiều hoàng hôn/Tình như mây gió dỗi hờn/Bao nhiêu sợi nhớ sợi buồn thê lương/Vấn vương cũng chỉ khói sương/Đời vui chưa mấy tơ vương chẳng còn/Một đời có mấy lần son/Xuân rơi qua mấy núi non dại khờ” (Giật mình).

Với những vần thơ khát khao và đắm say như thế, tôi tin rằng tập thơ Lối cỏ vàng của Phương Viên sẽ được bạn đọc đón nhận và được đồng nghiệp ghi nhận như một sự phát hiện mới của văn học TP. HCM.

Phùng Hiệu

   

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa