Qatar “chia tay” OPEC vào đầu năm 2019

Thứ ba, 04/12/2018 12:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo một tuyên bố ngày 3/12, nhà nước Qatar cho biết họ sẽ rời khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) kể từ ngày 1/1/2019 sau gần 60 năm gắn bó.

Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad Sherida Al-Kaabi ngày 3/12 tuyên bố nước này sẽ rút khỏi OPEC vào tháng 1/2019 để tập trung cho hoạt động khai thác khí đốt vầ nói rằng quyết định này không liên quan đến chuyện nước này bị tẩy chay ngoại giao và kinh tế kể từ tháng 6/2017.

Quyết định rời đi của Qatar phản ánh mong muốn tập trung nỗ lực vào kế hoạch phát triển và tăng sản lượng khí đốt tự nhiên”, ông Saad Sherida Al-Kaabi chia sẻ trong một bài đăng trên Twitter.

Qatar đã bị cấm vận ngoại giao và kinh tế bởi các quốc gia láng giềng Ả Rập, bao gồm cả 2 thành viên thuộc OPEC như Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, trong vòng 18 tháng qua. Đáp trả động thái trên, Qatar đã gia tăng sản xuất khí đốt, biến nó trở thành trụ cột của nền kinh tế.

OPEC không có vai trò trong thị trường khí tự nhiên toàn cầu. Và Qatar đã không đề cập đến tranh chấp với các quốc gia vùng Vịnh khác trong thông báo của mình mà chỉ nhấn mạnh các kế hoạch củng cố vị thế như một nhà cung cấp khí đốt hàng đầu thế giới. Sản lượng xuất khẩu của Qatar về khí đốt chiếm tới gần 30% nhu cầu của toàn cầu.

Để đạt được chiến lược tăng trưởng tham vọng này, chúng tôi chắn chắn cần nỗ lực tập trung, cam kết và cống hiến để duy trì và củng cố vị thế là nhà sản xuất khí tự nhiên hàng đầu”, ông Al-Kaabi nói. 

Báo Công luận
Sản lượng dầu của các nước thành viên OPEC. Ảnh: CNN 

So với các quốc gia thành viên khác trong OPEC, Qatar chỉ là “cầu thủ chạy cánh”. Quốc gia giàu nhất thế giới này bơm khoảng 600.000 thùng dầu mỗi ngày, con số ít ỏi so với tổng số 27 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Những lo ngại về cung vượt cầu đã khiến giá đầu giảm mạnh trong thời gian gần đây. Dầu thô Mỹ hiện đang giao dịch ở mức 53 USD/thùng.

Quyết định rút khỏi OPEC của Qatar là điều bất ngờ, nhưng dường như không có tác động lớn đến thị trường dầu mỏ”, nhà phân tích kinh tế Peter Kierna thuộc Economist Intelligence Unit nhận định.

15 thành viên của OPEC cung cấp khoảng 44% lượng dầu thô của thế giới. OPEC được tạo ra với mục đích theo dõi thị trường và quyết định tăng hoặc giảm sản lượng sản xuất dầu để duy trì giá cả và tạo nguồn cung ổn định.

PV

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h