Qatar: Khủng hoảng năng lượng châu Âu "tồi tệ hơn nhiều" vào năm 2023

Thứ tư, 19/10/2022 08:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Năng lượng Qatar đã đưa ra cảnh báo rằng trong khi châu Âu cần có đủ khí đốt để cung cấp năng lượng và sưởi ấm vào mùa đông này, thách thức khó khăn hơn sẽ đến vào năm 2023 khi nguồn dự trữ cạn kiệt.

Tương lai năng lượng sẽ “tồi tệ hơn nhiều vào năm tới nếu xung đột Nga - Ukraine tiếp diễn và khí đốt của Nga không “quay trở lại”. Đồng thời, vị Bộ trưởng này nhận định, cho đến thời điểm hiện tại, các quốc gia châu Âu chưa cảm thấy quá “lo sợ” vì dung lượng lưu trữ năng lượng đã nằm trong tầm kiểm soát.

Trong thời gian gần đây, nhiều nền kinh tế châu Âu đã tổ chức các cuộc đàm phán với Qatar, nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới, với mục đích loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga. Tuy nhiên, ông Kaabi cảnh báo rằng ông không thể hình dung một tương lai mà "không có khí đốt của Nga" chảy sang châu Âu.

qatar khung hoang nang luong chau au toi te hon nhieu vao nam 2023 hinh 1

Bộ trưởng Năng lượng của Qatar Saad al-Kaabi chia sẻ không thể hình dung được một tương lai mà 'không khí đốt của Nga' chảy sang châu Âu. Ảnh: AFP.

“Nếu suy luận của tôi trở thành hiện thực, chắc chắn vấn đề sẽ rất khủng khiếp và nan giải trong một thời gian rất dài,” ông nói. “Châu Âu sẽ không thể có đủ năng lượng cần thiết để thay thế “vàng đen” của Nga trong dài hạn, trừ khi châu Âu chạy đua xây dựng các nhà máy hạt nhân khổng lồ, cho phép sử dụng than nhiệt điện và đốt dầu nhiên liệu”.

Năm ngoái, Nga đã cung cấp khoảng 155 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên cho các nước EU, chiếm khoảng 40% tổng lượng khí đốt tiêu thụ của khối.

Theo tờ Financial Times nhận định, Brussels hy vọng sẽ giảm sự phụ thuộc năng lượng của đất nước sứ xở bạch dương bằng cách tăng nguồn cung đường ống từ các nước như Algeria và Na Uy, cũng như tăng cường nhập khẩu LNG từ các nước xa hơn. Tuy nhiên, việc thay thế tất cả khí đốt của Nga vào châu Âu sẽ cần 112 triệu tấn LNG hàng năm, tương đương với gần một phần ba toàn bộ thị trường ngày nay, theo Bernstein Research.

Qatar, vốn có truyền thống xuất khẩu khoảng 70% LNG cho các khách hàng châu Á theo các hợp đồng cố định dài hạn, cho biết họ sẽ chỉ có thể chuyển 10% - 15% sản lượng hiện tại sang châu Âu cho đến khi các dự án mới đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, theo lời của vị Bộ trưởng Năng lượng Qatar không có dự án khí đốt mới, quy mô lớn nào trên toàn cầu sẽ bắt đầu sản xuất cho đến năm 2025, khi tập đoàn năng lượng QatarEnergy’s Golden Pass liên doanh với gã khổng lồ năng lượng Mỹ (ExxonMobil) dự kiến sẽ cung cấp thêm 16 triệu tấn LNG mỗi năm cho thị trường.

Trong khi đó, Qatar cũng đang chi gần 30 tỷ USD để mở rộng dự án North Field, mỏ khí đốt lớn nhất thế giới, để nâng công suất sản xuất LNG hàng năm từ 77 triệu tấn lên 126 triệu tấn vào năm 2027.

Gần một năm trước, Vương quốc Anh đã mở cuộc đàm phán với để quốc gia vùng Vịnh trở thành “nhà cung cấp phương sách cuối cùng”. Trong tháng này, ông Kaabi, người đã có buổi họp với Bộ trưởng Năng lượng Vương quốc Anh Jacob Rees-Mogg chia sẻ hai nước đang “gắn kết nhiều hơn” nhưng nói thêm rằng rất khó có thể biết khi nào song phương sẽ đi đến thoả thuận cuối cùng.

Vào tháng 3/2022, Qatar đã ký một thỏa thuận khí đốt tạm thời với Đức, tuy nhiên, những cuộc đàm phán đó đã bị cản trở bởi những bất đồng về thời hạn của các hợp đồng. Đồng thời, Doha cũng đã thảo luận với Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Ba Lan và Slovakia về việc mở rộng xuất khẩu sang các nước này.

Hãng Financial Times trích dẫn, tập đoàn năng lượng QatarEnergy (Qatar) rất thích bán khí đốt thông qua các hợp đồng dài hạn, điều này mang lại sự chắc chắn khi họ đầu tư hàng tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng năng lượng. Những người mua châu Á có liên kết với nhà nước của Qatar thường đồng ý cung cấp các hợp đồng từ 15 đến 20 năm.

Vấn đề chính ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán giữa Qatar với các quốc gia châu Âu liên quan đến những thách thức như việc tìm ra cách tốt nhất để mua khí đốt thông qua các hợp đồng cố định trong môi trường nơi các công ty năng lượng thuộc sở hữu tư nhân.

Ngoài ra, vị Bộ trưởng Năng lượng Qatar cũng cảnh báo rằng châu Âu phải "rời khỏi cuộc thảo luận vì cho rằng khí đốt là không cần thiết trong một thời gian dài", một tham chiếu để hy vọng rằng châu lục này có thể rời xa nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang các nguồn tái tạo. Ông nói: “Bất kỳ quốc gia hay doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực khí đốt sẽ nhìn vào tầm nhìn trong 25, 30, 40 năm để đầu tư và thu được lợi nhuận hợp lý từ các khoản đầu tư. "Nếu các Chính phủ không ủng hộ điều đó, thì sẽ rất khó để các nhà đầu tư tham gia".

Bên cạnh đó, các cuộc đàm phán của châu Âu về khí đốt Qatar đã tạo ra "sự cạnh tranh lớn" với các nhà nhập khẩu châu Á đang tìm cách khóa nguồn cung dài hạn khi Qatar mở rộng sản lượng.

Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, giá LNG đã tăng vọt trên toàn cầu. Cụ thể, trong tháng 8, tại khu vực Bắc Á đã ghi nhận mức giá chuẩn đạt 70 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmbtu), cao hơn gấp đôi so với giá hồi đầu năm.

Trong khi đó, giá khí đốt tiêu chuẩn châu Âu (TTF) vận chuyển qua đường ống và LNG đã đạt 311 euro/megawatt giờ (88,5 USD/mmbtu) vào tháng 8, tăng gần 250% so với đầu năm. Có thời điểm, giá khí đốt đã giảm ở cả châu Âu và châu Á do thời tiết ôn hòa hơn và kho khí đốt của châu Âu đã đạt gần hết công suất. Tuy nhiên, giá cả “nhảy múa” sẽ phụ thuộc vào tình hình khác nhau.

Lê Na (Theo FT)

Bình Luận

Tin khác

Thêm 2 phiên đấu thầu vàng miếng SJC trong tuần này

Thêm 2 phiên đấu thầu vàng miếng SJC trong tuần này

(CLO) Tuần này (từ ngày 20-24/5), NHNN tiếp tục tổ chức 2 phiên đấu thầu vàng, khối lượng vàng đấu thầu vẫn ở mức 16.800 lượng mỗi phiên.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng nào của Việt Nam bay đúng giờ nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Hãng nào của Việt Nam bay đúng giờ nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

(CLO) Vietnam Airlines lọt top 5 hãng hàng không có tỷ lệ đúng giờ cao nhất Châu Á - Thái Bình Dương. Kết quả này vừa được tổ chức Cirium công bố cho tháng 4/2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ đánh giá lại lệnh cấm kim cương Nga của G7 sau phản ứng dữ dội của ngành

Mỹ đánh giá lại lệnh cấm kim cương Nga của G7 sau phản ứng dữ dội của ngành

(CLO) Mỹ đang đánh giá lại các yếu tố nghiêm ngặt nhất trong lệnh cấm kim cương Nga của G7 sau sự phản đối của các nước châu Phi, các nhà đánh bóng đá quý Ấn Độ và các thợ kim hoàn ở New York, bảy nguồn tin cho biết.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc điều tra chống bán phá giá nhựa POM nhập khẩu từ EU, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan

Trung Quốc điều tra chống bán phá giá nhựa POM nhập khẩu từ EU, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan

(CLO) Bộ thương mại Trung Quốc hôm 19/5 đã mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với copolyme POM, một loại nhựa kỹ thuật, được nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).

Thị trường - Doanh nghiệp
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5/2024

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5/2024

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng theo đúng ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại các văn bản có liên quan, hoàn thành trong tháng 5 năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp