(CLO) Trong một năm trầm lắng vì đại dịch COVID-19, ngành điện ảnh bất ngờ trở nên sôi động với quyết định trả lại 3 Quả cầu vàng của diễn viên điện ảnh Tom Cruise. Với anh, Golden Globe Awards - Quả Cầu Vàng – không còn giá trị khi biết rõ sự thật về giải thưởng này.
Cần phải nói rằng, Quả Cầu Vàng - một sự kiện quy tụ những ngôi sao điện ảnh hàng đầu thế giới được ca ngợi là "bữa tiệc lớn nhất của Hollywood", diễn ra vào tháng 1 hàng năm và được xem là màn khởi động mùa giải thưởng điện ảnh mà đỉnh cao là giải Oscar danh giá.
Đơn vị tổ chức trao giải Quả Cầu Vàng là Hiệp hội báo chí nước ngoài Hollywood (HFPA), bao gồm 87 nhà báo quốc tế bình chọn cho giải thưởng điện ảnh và truyền hình lớn thứ hai của Hollywood.
Không phát biểu. Không giải thích. Hôm thứ Hai (10/5), diễn viên Tom Cruise đã trả lại 3 Quả Cầu Vàng giành được ở các phim Born on the Fourth of July (1990), Jerry Maguire (1997) và phim Magnolia (2000), để phản đối các cáo buộc tham nhũng và phân biệt chủng tộc ở cơ quan quản lý, Hiệp hội báo chí nước ngoài Hollywood (HFPA).
Quyết định của Tom Cruise là kết quả của một làn sóng tẩy chay ngày càng lớn của các ngôi sao, Studio (trường quay) và hãng phim trong ngành công nghiệp điện ảnh đối với HFPA. Hành động của ngôi sao hạng A này đã đưa vụ bê bối của Quả Cầu Vàng lên một cấp độ hoàn toàn mới. Nó khắc sâu phản ứng và nêu bật những vấn đề nhức nhối về cấu trúc của HFPA, những cáo buộc tham nhũng, phân biệt chủng tộc và “hội kín quyền lực” mà tờ Los Angeles Times đã nêu ra vào tháng 2/2021.
Trước đó, giải Quả Cầu Vàng đã chịu nhiều chỉ trích về những giám khảo có chuyên môn thấp, không đến từ cơ quan báo chí, thậm chí nhiều nhà báo ít tên tuổi làm việc ở những tờ báo chưa từng nghe đến và cũng không hoạt động báo chí nhiều năm.
Ngọn lửa phẫn nộ bùng phát khi Los Angeles Times tiết lộ rằng không có một người da đen nào trong số 87 thành viên của HFPA. Thực tế, tổ chức này đã hơn 20 năm qua không có thành viên Da đen. Thậm chí vào mùa hè năm ngoái, sau cái chết của George Floyd và các cuộc biểu tình Black Lives Matter, các thành viên HFPA đã bỏ phiếu không thuê một nhà tư vấn da màu.
Bên cạnh quyết định của các ngôi sao điện ảnh Tom Cruise, Scarlett Johansson, Mark Ruffalo… nhiều hãng phim lớn như Netflix, Amazon và WarnerMedia cũng tuyên bố tẩy chay Quả Cầu vàng cho đến khi giải thưởng này cải tổ. Đài NBC, đã chiếu Quả Cầu Vàng từ năm 1996 và trả cho HFPA khoảng 60 triệu đô la (50 triệu euro) tiền bản quyền, cũng thông báo hôm thứ Hai (10/5) rằng họ sẽ không phát sóng buổi lễ năm 2022 với các cáo buộc ban tổ chức phân biệt chủng tộc và thiếu minh bạch.
Đối với những người quan sát bình thường, cuộc tấn công dữ dội đối với Golden Globe Awards và HPFA có thể bất ngờ, nhưng những người trong cuộc ở Hollywood đều biết cơn bão này đã diễn ra âm ỉ trong nhiều năm.
Ngoài những cáo buộc phân biệt chủng tộc, tờ Los Angeles tiết lộ chuyện một số thành viên của HFPA đã nghỉ tại khách sạn ở Paris do những người sản xuất seri phim "Emily ở Paris" trả tiền, ngay trước khi bộ phim này gây tranh cãi với 2 đề cử Quả Cầu Vàng.
Lễ trao giải Quả cầu vàng đã rung chuyển với vụ bê bối trước lễ diễn ra năm 2021 - Ảnh: Reuters
Hoài nghi về những lời hứa cải cách và dấu chấm hết cho Quả Cầu Vàng 2022?
Ban đầu, HFPA phản ứng tốt với làn sóng phản đối này, cam kết thực hiện "cải cách thể chế" và đăng một loạt cam kết trên phương tiện truyền thông xã hội, trong đó BTC hứa sẽ tuyển dụng thêm thành viên da đen, giới thiệu chương trình giáo dục chống phân biệt chủng tộc bắt buộc, cũng như giám sát pháp lý thông qua một công ty luật của bên thứ ba.
Vào tuần trước, các thành viên HFPA cũng thông qua cam kết đa dạng sẽ tăng 50% thành viên HFPA trong 18 tháng tới để bao gồm nhiều nhà báo da đen hơn và thuê các nhà tư vấn đa chủng tộc để giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống trong tổ chức.
Tuy nhiên, những hoài nghi vẫn dấy lên trước các lời hứa cải cách của HFPA trong nhiều năm. Tháng trước, Los Angeles Times rò rỉ một email từ cựu chủ tịch Phillip Berk của HFPA, trong đó ông đã chia sẻ một bài báo với các thành viên khác gọi Black Lives Matter là một "nhóm căm thù phân biệt chủng tộc". Email khơi mào lại vụ bê bối Golden Globe Awards, dẫn đến làn sóng tẩy chay hiện tại và sự trở lại của Cruise.
Sự giận dữ hiện tại là kết quả của việc Hollywood xem xét một cách nghiêm túc về độ uy tín của HFPA cũng như danh tiếng của Quả Cầu Vàng. Những người sáng lập ra HFPA vào năm 1943 hy vọng Golden Globe Awards nhận được sự tôn trọng và tiếp cận từ ngành công nghiệp điện ảnh non trẻ của Mỹ. Thực tế, Quả Cầu Vàng nhanh chóng cho thấy tầm ảnh hưởng và tầm quan trọng của giải.
Tuy nhiên, HFPA đang ngày càng có những hành động làm tổn hại hình ảnh như một tổ chức “hội kín quyền lực” với nhiều bê bối.
Cách đây gần bốn thập kỷ, những ì xèo đã bắt đầu đối với Golden Globe Awards, sau các cáo buộc về việc dàn xếp cuộc bỏ phiếu. Năm 1982, Pia Zadora đã giành được Quả cầu vàng là Ngôi sao mới của năm. Sau đó, người ta tiết lộ rằng chồng đa triệu phú của Zadora, Meshulam Riklis đã đưa các thành viên bỏ phiếu HFPA đến sòng bạc ở Las Vegas của anh ấy và chiêu đãi họ những bữa ăn xa hoa.
Một chuyến đi đến Las Vegas được trả toàn bộ chi phí tương tự vào năm 2011, do Sony chi trả, đã đặt ra câu hỏi về đề cử Quả Cầu Vàng năm đó cho bộ phim The Tourist của Sony. Với sự tham gia của Angelina Jolie và Johnny Depp, phim kinh dị nằm trong số những phim bị đánh giá tệ nhất trong năm. Nhưng HFPA đã cho bộ phim này ba đề cử Quả Cầu Vàng, một động thái đã thu hút những tiếng cười chế nhạo vào thời điểm đó từ đám đông báo chí và công chúng tập trung tại Beverly Hilton trong lễ công bố.
Ngoài những cáo buộc dàn xếp, HFPA cũng bị cho có dấu hiệu bè phái khi việc lọt vào danh sách chấm giải của HFPA được kiểm soát chặt chẽ. Những thành viên mới có nguyện vọng phải được sự tiến cử cũng như bỏ phiếu của những 87 thành viên hiện tại và những “người cũ” có thể phủ quyết các giám khảo tiềm năng mà không cần giải thích.
Vì thế, trong nhiều năm nhiều nhà báo của các tờ báo lớn, giám đốc điều hành studio và nhà sản xuất đã phàn nàn về cách điều hành "không chuyên nghiệp", "tham nhũng" và thậm chí là "phạm tội" như thế nào. Có điều trong nhiều thập kỷ, nỗi ấm ức được gác lại và bỏ qua khi Quả Cầu Vàng vẫn còn là một sân khấu sáng lạn để các studio, hãng phim giới thiệu sản phẩm mới của họ và các ngôi sao mới bước ra ánh sáng.
Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi.
Việc NBC hủy chương trình phát sóng giải thưởng năm sau không phải là chủ nghĩa cơ hội, mà xếp hạng cho Quả Cầu Vàng năm 2021 đã giảm 60%, nhưng hành động của NBC và các ngôi sao hàng đầu như Tom Cruise, Scarlett Johansson, Mark Ruffalo và nhiều hãng phim, đài truyền hình sẽ có tác động mạnh tới Golden Globe Awards.
Có thể nói, giải thưởng danh giá Quả Cầu Vàng đang đối mặt với thách thức lớn nhất trong lịch sử của nó. Không rõ liệu các giải Golden Globe Awards, sau giải Oscar danh giá nhất ngành giải làng giải trí thế giới, có tồn tại hay không sau làn sóng tẩy chay này. Câu hỏi duy nhất là liệu HFPA có thể cải tổ trước khi Hollywood quay lưng hoàn toàn với họ hay không.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu tăng cường tuyên truyền đến các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện đúng quy định pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
(CLO) Sáng 28/3, Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An tổ chức lớp tập huấn chuyên đề "Kỹ năng sản xuất và Phát triển nội dung báo chí, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI". Chương trình thu hút hơn 100 hội viên, phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tham gia.
(CLO) Sáng ngày 28/3/2025, một cán bộ Công an phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa cho biết, đơn vị đang vào cuộc xác minh, làm rõ nhóm đối tượng chém nhau trong video lan truyền trên mạng xã hội.
(CLO) Hàng trăm binh sĩ Lithuania và Mỹ cùng hàng chục phương tiện đã được huy động để tìm kiếm chiếc xe M88 Hercules – một loại xe tải bọc thép cứu hộ – bị chìm sâu hơn 5 mét dưới lòng đất tại thao trường Pabrade, gần biên giới Belarus.
(CLO) Sau khi không thể huy động 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2024, DIC Corp tiếp tục lên kế hoạch chào bán 150 triệu cổ phiếu với giá chỉ 12.000 đồng/cp, giảm 20% so với mức cũ. Động thái này cho thấy áp lực tài chính và khả năng triển khai dự án của công ty đang ngày càng trở nên khó khăn.
(CLO) Liên quan vụ nam sinh 17 tuổi ở Đồng Nai bị nhóm thanh, thiếu niên đánh phải nhập viện, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã tạm giữ 6 đối tượng liên quan.
(CLO) Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Nghệ An vừa ra quyết định xử phạt 02 trường hợp đăng tải thông tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội.
(CLO) Trên trang cá nhân, Đại Nghĩa và Bạch Công Khanh vừa lên tiếng xin lỗi khán giả, nhận sai do chủ quan tin tưởng khâu tổ chức sự kiện của êkíp 'Âm dương lộ' nên ngồi xe cứu thương đến buổi ra mắt phim.
(CLO) Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thu hồi "có thể hơn 300" thị thực của những người bị cáo buộc liên quan đến các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ.
(CLO) Hôm 27/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức dự lễ ra mắt một tàu ngầm hạt nhân mới, được trang bị Zircon, loại tên lửa siêu thanh có khả năng bay nhanh gấp nhiều lần tốc độ âm thanh.
(CLO) AI và AR không chỉ giúp lái xe an toàn hơn mà còn định hình giao thông đô thị, như tại Ấn Độ, AI đã quét cao tốc theo thời gian thực, cảnh báo nguy hiểm tức thì.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 06/2025, sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Với 8 điểm mới, quy chế có nhiều tác động đến công tác tuyển sinh. Nhà trường, thí sinh đang phải xoay xở để phù hợp với quy chế tuyển sinh mới.
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.
(CLO) Cuộc họp tại Jeddah, Ả Rập Xê Út giữa phái đoàn ngoại giao Mỹ và Ukraine ngày 11/3 đã kết thúc với việc Ukraine đồng ý các điều khoản của Mỹ về lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày. Liệu điều này có phải là một bước tiến lớn hướng tới việc chấm dứt giao tranh hay con đường phía trước vẫn còn nhiều chông gai.