Quảng Ninh: Nhiều khó khăn khi chuyển đổi từ trồng cây ngắn ngày sang cây gỗ lớn

Chủ nhật, 31/07/2022 08:48 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhằm nâng cao chất lượng rừng, chống xói mòn đất, đảm bảo nguồn nước, bảo vệ môi trường tự nhiên theo hướng bền vững, tỉnh Quảng Ninh đã có chủ trương trồng cây gỗ lớn thay cho cây ngắn ngày. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc, cần được tháo gỡ.

Chạy dọc tỉnh Quảng Ninh, từ Đông Triều đến Móng Cái, điều dễ nhận thấy là tỷ lệ rừng được che phủ lớn, khó tìm thấy đồi trọc. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn về cơ cấu, thì rừng trồng ở đây, chủ yếu là cây ngắn ngày với giá trị kinh tế, chất lượng rừng thấp, ảnh hưởng đến môi trường do chu kỳ khai thác ngắn...

quang ninh nhieu kho khan khi chuyen doi tu trong cay ngan ngay sang cay go lon hinh 1

Các ban, ngành của huyện Tiên Yên tích cực tham gia chương trình trồng cây gỗ lớn (Ảnh: Phòng NNPTNT huyện Tiên Yên cung cấp).

Khắc phục hạn chế này, ngày 28/11/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TU về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; trong đó chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn với các cây Lim, Giổi và Lát.

Thực tiễn trồng cây gỗ lớn ở một số địa phương

Thực hiện chủ trương này, UBND các địa phương (cấp huyện) cùng các sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh đã vào cuộc tích cực, đẩy mạnh tiến độ trồng Lim, Giỏi, Lát theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch UBND tỉnh giao.

Huyện Tiên Yên, năm 2022, được giao trồng 451,6 ha rừng cây gỗ lớn; nhờ vào cuộc tích cực, 6 tháng đầu năm, toàn huyện đã trồng được trên 362 ha, đạt 81,3% kế hoạch cả năm.

quang ninh nhieu kho khan khi chuyen doi tu trong cay ngan ngay sang cay go lon hinh 2

Rừng cây gỗ lớn đang phát triển nhanh tại huyện Tiên Yên (Ảnh: Phòng NNPTNT huyện Tiên Yên cung cấp).

Có được thành tích đó là do huyện đã là làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia, đồng thời có chính sách hỗ trợ trồng rừng kịp thời, thông qua nguồn kinh phí xã hội hóa. Đến nay, Tiên Yên đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ gần 37 nghìn cây giống và một tỷ đồng tiền mặt; người dân tự bỏ kinh phí thực hiện gần 1,3 tỷ đồng. Huyện triển khai mô hình trồng xen canh giữa cây Quế với cây gỗ lớn để thực hiện “Lấy ngắn nuôi dài”.

Bình Liêu là huyện miền núi, khó khăn, để thực hiện tốt, Bình Liêu luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân nắm rõ chủ trương, hiểu rõ ý nghĩa của việc phát triển trồng rừng gỗ lớn. Rừng gỗ lớn không chỉ có giá trị sinh lời mà còn có tác dụng chống xói mòn đất, đảm bảo nguồn nước, bảo vệ môi trường tự nhiên theo hướng bền vững.

Thông qua tuyên truyền đã có chuyển biến tích cực trong nhân dân, nhiều hộ nông dân lúc đầu còn e dè vì đã quen trồng cây ngắn ngày “ăn ngay”, sau khi được tuyên truyền, được biết về các chính sách hỗ trợ của địa phương, các hộ này đã tích cực tham gia và vận động nhiều người khác cùng tham gia.

Đến hết tháng 6, Bình Liêu đã trồng được 100,55 ha, đạt 50,3% chỉ tiêu cả năm (chỉ tiêu giao là 200 ha), tập trung ở các xã Vô Ngại, Húc Động, Đồng Tâm. Công ty Lâm nghiệp Bình Liêu là đơn vị đi đầu trong việc trồng cây gỗ lớn; đến nay đã hoàn thành 71/77 ha rừng gỗ lớn được giao, là nơi cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật về trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

quang ninh nhieu kho khan khi chuyen doi tu trong cay ngan ngay sang cay go lon hinh 3

Lãnh đạo xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu thăm cơ sở ươm giống cây Lim, Lát, Giổi trên địa bàn (Ảnh: Nguyễn Quân).

Tại thành phố Uông Bí, tính đến hết tháng 6/2022, địa phương này đã trồng được trên 41 ha rừng Lim, Giổi, Lát, đạt 83 % kế hoạch được giao cả năm. Đây là địa phương đi đầu toàn tỉnh Quảng Ninh về thực hiện trồng rừng gỗ lớn.

Cách làm nổi bật của Uông Bí là chú trọng cong tác tuyên truyên, tập trung phát triển trồng cây gỗ lớn trên đất của các đơn vị tập thể như: Bộ đội, Biên phòng, Trường lâm nghiệp, đất công, đất trống kết hợp với huy động nguồn vốn xã hội hóa để hỗ trợ người dân tham gia. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Uông Bí đã vận động được các doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ 11 nghìn cây giống và trên 127 triệu đồng.

Khó khăn cần được tháo gỡ

Qua thực tế triển khai chương trình trồng rừng gỗ lớn ở các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh có thể thấy một số khó khăn tồn tại cần được tháo gỡ.

quang ninh nhieu kho khan khi chuyen doi tu trong cay ngan ngay sang cay go lon hinh 4

Phóng viên cùng đoàn công tác của huyện Bình Liêu đi khảo sát, tham quan mô hình trồng cây gỗ lớn tại xã Vô Ngại.

Thứ nhất, do cây gỗ lớn có chu kỳ khai thác rất dài (từ 30 đến 70 năm); chi phí đầu tư rất lớn (từ việc mua cây giống, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng nhiều năm). Trong khi đó, chủ rừng thường là người nông dân, đồng bào dân tộc, kinh tế còn nhiều khó khăn không có khả năng đầu tư dài hạn.

Thứ hai, chính sách hỗ trợ của tỉnh Quảng Ninh còn hạn hẹp, chỉ hỗ trợ 15 triệu đồng/ha (mua cây giống) cho các đối tượng là các hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng tại thành phố Hạ Long và huyện Ba Chẽ. Còn lại các doanh nghiệp, tổ chức thuộc 2 địa phương nảy, cũng như người dân ở các địa phương khác trong tỉnh chưa được hưởng chính sách đó, phải chi 100% vốn đầu tư.

Thứ ba, những năm đầu thực hiện, các địa phương thường triển khai ở những địa bàn dễ triển khai, khu rừng thuộc đơn vị, cơ quan nhà nước dễ vận động; đồng thời cũng huy động được nhiều nguồn tài trợ từ các tập thể cá nhân. Tuy nhiên, những “Đặc cách” đó ngày càng giảm, việc thực hiện ngày càng khó khăn.

quang ninh nhieu kho khan khi chuyen doi tu trong cay ngan ngay sang cay go lon hinh 5

Khu rừng sản xuất của Công ty Lâm nghiệp Bình Liêu chuẩn bị được triển khai trồng cây gỗ lớn (Ảnh: Nguyễn Quân).

Ngoài ra, cũng cần phải có những nghiên cứu về thổ nhưỡng, khí hậu cụ thể để có quy hoạch chi tiết và thử nghiệm trồng cây gì cho phù hợp với từng vùng miền. Nghiên cứu, thử nghiệm việc trồng xen canh cây ngắn ngày với cây gỗ lớn để giảm chi phí, thực hiện chiến lược “Lấy ngắn nuôi dài".

Trồng rừng gỗ lớn là chủ chương lớn và đúng đắn, nó đem lại lợi ích lâu dài, bền vững cho toàn xã hội. Tuy vậy vốn đầu tư rất lớn, lâu dài, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước và địa phương. Bên cạnh đó, cũng cần phải tính đến cơ chế chính sách cho khai thác, thu hoạch rừng sau này, dựa trên nguyên tắc, có đầu tư là có hưởng lợi; giá trị đầu tư tỷ lệ thuận với lợi nhuận sau này.

Có như vậy mới phát triển và khuyến khích được mọi tầng lớp nhân dân tham gia trồng rừng gỗ lớn, thực hiện tốt chủ trương của tỉnh Quảng Ninh, trước mắt là hoàn thành trồng 2.000 ha rừng cây gỗ lớn là: Lim, Lát, Giổi trong năm 2022.

Nguyễn Quân

Bình Luận

Tin khác

5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng khắp 3 miền

5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nắng nóng khắp 3 miền

(CLO) Cơ quan khí tượng ghi nhận kiểu thời tiết nắng nóng và nắng nóng gay gắt phủ rộng khắp cả nước trong kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5, đây là dạng thời tiết hiếm có trong 10 năm qua.

Đời sống
Triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”

Triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”

(CLO) Tối 25/4, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống
Nam Định: Tăng cường phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi năm 2024

Nam Định: Tăng cường phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi năm 2024

(CLO) UBND tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phạm Đình Nghị chủ trì hội nghị.

Đời sống
Lãnh đạo Bộ Công an gửi Thư khen Công an tỉnh Thanh Hóa

Lãnh đạo Bộ Công an gửi Thư khen Công an tỉnh Thanh Hóa

(CLO) Ngày 25/4/2024, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa; Trưởng Công an TP Thanh Hóa; Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, chức vụ và môi trường Công an TP Thanh Hóa về thành tích triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe với quy mô lớn.

Đời sống
Ninh Bình: Phát động Tháng Công nhân và Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Ninh Bình: Phát động Tháng Công nhân và Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Ninh Bình và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống