Quốc hội xem xét thông qua Hiến pháp sửa đổi, 5 Dự thảo luật và 7 Nghị quyết

Thứ sáu, 03/04/2015 21:54 PM - 0 Trả lời

Quốc hội xem xét thông qua Hiến pháp sửa đổi, 5 Dự thảo luật và 7 Nghị quyết

(Congluan.vn)- Ngày 29/11, kỳ họp thứ 6 QH khóa XIII bế mạc sau hơn một tháng làm việc. Trong tuần làm việc cuối cùng, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều văn bản pháp luật đặc biệt quan trọng. Trong đó, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 dự kiến sẽ được bỏ phiếu thông qua vào sáng 28/11. Phiên họp này được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên VOV và VTV.
 
 Báo Công luận
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). 
 
Với 33 ngày làm việc, kỳ họp QH thứ 6, dài nhất từ đầu khóa XIII đến nay, bàn thảo nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước: Thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) năm 2013, 5 năm (2011-2015), quyết định Kế hoạch phát triển KT-XH và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014...
 
Tuần cuối cùng của kỳ họp thứ 6 QH khóa XIII sẽ đi đến những quyết định quan trọng, đáng chú ý nhất là thông qua Hiến pháp sửa đổi và Luật Đất đai sửa đổi. Cả hai dự thảo trải qua quy trình đặc biệt với ba kỳ thảo luận, với nhiều bản dự thảo khác nhau nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều điểm băn khoăn trong việc lựa chọn con đường phát triển đất nước nhiều năm tới.
 
Về các vấn đề trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bài phát biểu tại kỳ họp QH cuối năm đã cho rằng sự ngập ngừng ấy khiến các nỗ lực đổi mới “chưa tạo được đột phá để huy động mạnh mọi nguồn lực cho phát triển”.
 
Không phải ngẫu nhiên mà trong 1.129 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi đến QH kỳ họp này, vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992 và sửa đổi Luật Đất đai được chú trọng quan tâm. Trọng trách đặt lên vai gần 500 đại biểu dân cử khi bấm nút biểu quyết thông qua.
 
Với đạo luật gốc có hiệu lực cao nhất và luật quan trọng không kém, có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động lớn đến các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế, ổn định chính trị, khâu chuẩn bị, các bước tiến hành được thực thi thận trọng.
 
Cả dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai (sửa đổi) đều được QH, các chuyên gia, nhà khoa học, đồng bào ở trong nước và nước ngoài nghiên cứu, thảo luận, góp ý tâm huyết, xác đáng, qua đó tiếp thu, chỉnh lý nghiêm túc, kỹ lưỡng.
 
Trong chương trình nghị sự kỳ họp này, QH lại dành thời gian thích đáng để tiếp tục tổ chức thảo luận dân chủ, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao với tinh thần chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu, giải trình đầy đủ, thuyết phục những vấn đề đặt ra, để không phụ kỳ vọng của cử tri là đất nước sẽ có bản Hiến pháp tiến bộ nhất, phản ánh được ý nguyện của nhân dân và Luật Đất đai (sửa đổi) bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, khai thác hiệu quả tài nguyên quốc gia, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước.
 
Quốc hội vừa kết thúc chương trình chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13. Dư luận nhìn chung đã không thực sự thỏa mãn với những gì mà phiên chất vấn mang lại. Bên cạnh một vài vụ việc nổi cộm đã tìm được câu trả lời thuyết phục từ các thành viên Chính phủ thì nhiều vấn đề gây bức xúc trong đời sống vẫn chưa tìm thấy câu trả lời thỏa đáng, chưa biết bao giờ sẽ được giải quyết. Trong đó, có những vấn đề cần phải xử lý ngay như quy hoạch và việc xả lũ của thủy điện gây nhiều thiệt hại cho nhân dân lại thiếu rõ ràng về việc ai, ngành nào phải chịu trách nhiệm!
 
Chất vấn - trả lời chất vấn có thể coi là hoạt động gây chú ý nhất tại các kỳ họp Quốc hội. Nhưng sự “hấp dẫn” của phiên chất vấn không hoàn toàn đến từ những vấn đề gì được phản ánh, phản ánh như thế nào; các thành viên Chính phủ ứng xử ra sao trước các câu hỏi của đại biểu Quốc hội… Mà hơn hết, nhân dân cả nước luôn trông chờ từ diễn đàn đó một quyết sách thực tế được đưa ra, để lời hứa phải được giải quyết trọn vẹn hoặc sau những lời hứa luôn có những hành động mang lại niềm tin.
PV

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra