Quy chế tạm thời về quản lý các hoạt động tại trung tâm Hoàng thành Thăng Long

Thứ sáu, 01/06/2018 14:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành Quy chế tạm thời quản lý, tổ chức sự kiện, lễ hội, hoạt động tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Báo Công luận
 Đoan môn - Hoàng thành Thăng Long.

Theo đó, Quy chế này quy định việc quản lý và tổ chức sự kiện, lễ hội, hoạt động tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội bao gồm: Lễ hội dân gian truyền thống, Lễ hội lịch sử văn hóa. Các sự kiện, hoạt động văn hóa, chính trị của quốc gia và TP. Các sự kiện, hoạt động văn hóa của các cơ quan, tố chức trong và ngoài nước.

Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức trong và ngoài nước được giao chủ trì tổ chức sự kiện, lễ hội, hoạt động tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, bao gồm: Các cơ quan Trung ương và địa phương; các DN; Các tổ chức đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tố chức xã hội - nghề nghiệp được cấp phép hoạt động. Các cơ quan, tổ chức nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền cho phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Quy chế cũng nêu ưu tiên tổ chức sự kiện, lễ hội, hoạt động văn hóa, chính trị quan trọng của quốc gia, của TP Hà Nội; các sự kiện, lễ hội, hoạt động nghiên cứu thể nghiệm văn hóa phi vật thể về Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, nhằm góp phần quảng bá giá trị nổi bật toàn cầu của Khu di sản đối với bạn bè trong nước và quốc tế.

Các sự kiện, lễ hội, hoạt động không được tổ chức tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gồm các sự kiện, lễ hội, hoạt động vi phạm các quy định cấm tại Khoản 1 và Khoản 3, Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 của Chính phủ; Các sự kiện, hoạt động thuần túy thương mại; Các sự kiện, lễ hội, hoạt động có nguy cơ ảnh hưởng tới giá trị Khu di sản, vi phạm quy định pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Các khu vực được phép tổ chức sự kiện, lễ hội, hoạt động trong Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gồm: Khu vực sân Điện Kính Thiên, khu vực sân Đoan Môn, khu vực nhà 19C Hoàng Diệu, khu vực 18 Hoàng Diệu và một số địa điểm trong khuôn viên Khu di sản phù hợp với việc tổ chức.

Tùy theo tính chất và quy mô, sự kiện, lễ hội, hoạt động tổ chức tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được bố trí địa điểm phù hợp.

Riêng khu vực Điện Kính Thiên chỉ tổ chức các sự kiện, lễ hội, hoạt động chính trị, văn hóa của quốc gia và các sự kiện, lễ hội lịch sử, văn hóa gắn với di sản Hoàng thành Thăng Long.

Tử Hưng

Tin khác

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa