Quy định thời hiệu tức là hạn chế quyền tố cáo

Thứ sáu, 24/11/2017 19:00 PM - 0 Trả lời

Chiều 23/11, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, QH đã thảo luận về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi).

Nhiều ĐBQH quan tâm đến quy định về thời hiệu tố cáo. Theo đó, có ý kiến đề nghị nên quy định thời hiệu tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là 5 năm, kể từ ngày có vi phạm. ĐBQH Phạm Đình Cúc (Bà Rịa- Vũng Tàu) cho rằng, quy định như vậy sẽ tránh tình trạng nhiều hành vi vi phạm đã xảy ra từ rất lâu, không còn nguy hiểm, hoặc không còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, xã hội, công dân, nhưng cơ quan nhà nước vẫn phải xem xét, thụ lý, gây lãng phí thời gian, công sức.

Báo Công luận
 ĐBQH Phạm Đình Cúc (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh: Quang Khánh

Song, ĐBQH Phạm Đình Cúc cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo nghiên cứu cụ thể hơn, tùy theo mức độ vi phạm của hành vi vi phạm (tố cáo hành vi vi phạm pháp luật “ít nghiêm trọng”, “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” và “đặc biệt nghiêm trọng”) mà quy định thời hiệu cho phù hợp, chứ không nên quy định “cứng” là vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ là 5 năm.

Chưa đồng tình quan điểm này, một số ĐBQH cho rằng, thời hiệu xử lý đối với mỗi loại hành vi vi phạm trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước đã được quy định trong các luật khác, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tố cáo. Bộ luật Tố tụng hình sự cũng không quy định về thời hiệu tố giác, tin báo tội phạm nhằm tạo điều kiện cho người dân đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm. Do đó, Luật Tố cáo không nên quy định về thời hiệu tố cáo mà chỉ nên quy định nguyên tắc không thụ lý đối với tố cáo về hành vi vi phạm đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm như quan điểm của cơ quan thẩm tra. Phải hiểu đúng bản chất của thời hiệu là để xem xét hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo có còn thời hiệu để truy tố, xử lý trách nhiệm nữa hay không, chứ bản chất tố cáo không có thời hiệu, ĐBQH Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) nêu rõ. Theo ĐBQH Lê Thị Yến (Phú Thọ), thì quy định thời hiệu tố cáo tức là hạn chế quyền tố cáo của công dân.

Liên quan đến nghĩa vụ của người tố cáo tại Điều 9, dự thảo Luật quy định, người tố cáo chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình. Và phải bồi thường thiệt hại do hành vi tố cáo sai sự thật của mình gây ra theo quy định pháp luật. ĐBQH Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) cho rằng, hai quy định này cần được điều chỉnh theo hướng khuyến khích người dân phát huy được quyền tố cáo.

Báo Công luận
 ĐBQH Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa). Ảnh: Quang Khánh

Thời gian vừa qua, chúng ta rất trân trọng một số cán bộ, công chức, viên chức, người dân đã mạnh dạn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, khi người bị tố cáo bị xem xét, xử lý trách nhiệm, thì người tố cáo cũng bị tẩy chay. Công chức, viên chức, người lao động là người tố cáo phải xin chuyển công tác khác sau khi tố cáo. Có công chức, viên chức tố cáo đúng nhưng phải kiểm điểm, phải xử lý và áp dụng hình thức phạt với lý do, biết nội dung vi phạm nhưng trong sinh hoạt hàng tháng không phê bình, góp ý cho tổ chức, cá nhân để ngăn chặn, sửa chữa vi phạm. Một số tổ chức, cơ quan các cấp thường vận dụng quy định này để xử lý người tố cáo vì “vạch áo cho người xem lưng”, “trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường”, “không đóng cửa bảo nhau” làm ảnh hưởng đến cơ quan, đơn vị…

Những vấn đề nêu trên, làm cho công dân không dám thực hiện quyền tố cáo, trong đó có cán bộ, công chức, viên chức. Vì thế, ĐBQH Mai Sỹ Diến đề nghị, cần quy định “mềm” hơn để người tố cáo mạnh dạn thực hiện quyền của mình.


Theo Đại biểu nhân dân


Tin khác

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong dịp đại lễ

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong dịp đại lễ

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay dài ngày, đặc biệt là trên địa bàn TP Điện Biên Phủ diễn ra chuỗi các sự kiện hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên lượng người và phương tiện tăng đột biến.

Tin tức
Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

(CLO) Ngày 1/7 tới đây, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chính thức có hiệu lực thi hành. Hiện, Chính phủ, Bộ Công an đã ban hành các nghị định, thông tư để triển khai thi hành luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Tin tức
Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức