Quy hoạch vùng cần đổi mới quan niệm, “phá vỡ” ranh giới hành chính

Thứ sáu, 08/07/2022 06:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyên gia kinh tế cho rằng, xây dựng quy hoạch vùng phải theo hướng quy hoạch tổng thể, các quy hoạch ngành đơn lẻ phải tuân thủ theo quy hoạch tổng thể, có như vậy mới tránh khỏi lãng phí và sự chồng chéo. Đặc biệt, trong quy hoạch vùng cần phải đổi mới quan niệm, đó là “phá vỡ” ranh giới hành chính.

Các đầu tàu kinh tế chưa quan tâm đến liên kết giữa các địa phương trong vùng

Vào ngày 21/4/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 57/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội. Theo đó, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của liên kết vùng, tạo không gian phát triển mới, có tính gắn kết, liền mạch hơn, góp phần tích cực vào quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động và nỗ lực phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh, đổi mới, sáng tạo và tăng cường liên kết vùng vì sự phát triển chung của đất nước và của vùng, đồng thời quán triệt các quan điểm và nghiêm túc thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội.

quy hoach vung can doi moi quan niem pha vo ranh gioi hanh chinh hinh 1

Hạ tầng giao thông rất quan trong trong liên kết vùng. Ảnh: đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô - Nguồn UBND TP Hà Nội

Chính phủ cũng giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động đề ra giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm phát triển vùng và chủ động triển khai liên kết vùng; kịp thời đề xuất với các cấp có thẩm quyền những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách vùng.

Cùng với đó, chủ động huy động tối đa các nguồn lực, kết hợp nguồn vốn giữa trung ương và địa phương, tranh thủ nguồn vốn ODA, vốn tư nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các dự án trọng điểm, có tính đột phá tạo ra liên kết vùng trên địa bàn tỉnh, thành phố…

Trao đổi với phóng viên, Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho biết, liên kết vùng là vấn đề hết sức quan trọng và đã được Đảng chỉ đạo tại Văn kiện các đại hội VIII, X và XI, mới đây nhất là Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030.

Trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã quan tâm, từng bước hoàn thiện, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách giúp thúc đẩy liên kết vùng. Các chủ thể liên quan, bao gồm các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo, hộ gia đình… đã tham gia tích cực hơn vào các hoạt động liên kết vùng. Cơ chế thực thi chính sách liên kết vùng bước đầu phát huy được hiệu lực và hiệu quả.

Mặc dù vậy, theo ông Vũ Vinh Phú thể chế liên kết vùng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Cụ thể, chủ trương, chính sách về liên kết vùng chậm đi vào thực thi; vai trò của chủ thể tham gia liên kết vùng, đặc biệt là chính quyền trung ương, còn mờ nhạt; và cơ chế thực thi chính sách liên kết vùng chưa phát huy hiệu lực và hiệu quả cao nhất.

“Những hạn chế đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động liên kết vùng. Trong đó, các địa phương trong vùng chú trọng phát triển liên kết với những thành phố lớn, đóng vai trò đầu tàu như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh chưa quan tâm đến liên kết giữa các địa phương trong vùng; chưa có nhiều liên kết vùng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp hình thành cụm liên kết ngành”, ông Phú nói.

quy hoach vung can doi moi quan niem pha vo ranh gioi hanh chinh hinh 2

Chuyên gia kinh tế cho rằng quy hoạch vùng cần phải đổi mới quan niệm, đó là “phá vỡ” ranh giới hành chính.

Quy hoạch vùng cần “phá vỡ” ranh giới hành chính

Theo Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, muốn đạt được hiệu quả của liên kết vùng trong thời gian tới cần chú ý một số giải pháp cơ bản. Đáng chú ý, giải pháp đầu tiên được ông Phú nêu ra là: Xây dựng quy hoạch vùng theo hướng phải là quy hoạch tổng thể, các quy hoạch ngành đơn lẻ (quy hoạch hệ thống giao thông, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất…) phải tuân thủ theo quy hoạch tổng thể, có như vậy mới tránh khỏi lãng phí và sự chồng chéo trong các quy hoạch.

“Đặc biệt, trong quy hoạch vùng cần phải đổi mới quan niệm, đó là sự ‘phá vỡ’ ranh giới hành chính; điều này đã được các cơ quan chức năng chú ý khi quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội với không gian mở rộng ra các tỉnh lân cận trong khoảng bán kính từ 50-100 km. Tương tự như vậy, quy hoạch vùng thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận cũng có bán kính lan tỏa tương tự”, ông Phú nhấn mạnh.

Giải pháp thứ hai được ông Vũ Vinh Phú nêu ra là cần xây dựng cơ chế pháp lý rõ ràng và mạnh mẽ về thể chế để phát triển vùng và liên kết vùng. Trong đó, cần khẩn trương xây dựng và ban hành Luật về liên kết vùng.

Ba là, tiếp tục nghiên cứu hình thành tổ chức quản trị - điều hành cấp vùng phù hợp, đủ sức đảm đương và điều tiết các nhu cầu cấp vùng và thực hiện quản lý nhà nước về phát triển vùng. Có thể thành lập bộ máy vùng ở 6 vùng kinh tế-xã hội hoặc để tăng cường khả năng phối hợp hoạt động các địa phương trong vùng có thể thành lập Hội đồng tư vấn phát triển vùng.

Bốn là, phát triển vùng là một quá trình lâu dài và phức tạp, cho nên cần nhận thức đầy đủ về vị trí vai trò của công việc này; cần bồi dưỡng, đào tạo cán bộ thuộc các cơ quan xây dựng chính sách có đủ trình độ, năng lực xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chiến lược, chương trình, các chính sách phát triển vùng.

Theo ông Vũ Vinh Phú, cần chuẩn bị một cách đầy đủ cả về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, các thể chế để phát triển ở các vùng và của cả nước. Cần có “nhạc trưởng” vùng để thực hiện các chủ trương nghị quyết, quy định đã đề ra một cách nhanh chóng, đầy đủ và hiệu quả.

“Trước hết trong 5-10 năm tới có lẽ chúng ta nên chọn 3 vùng trọng điểm để thực hiện trước, sớm sơ kết đánh giá, để sau đó tiêp tục nhân rộng sang các vùng còn lại của cả nước. Đó là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, vùng Đồng bằng Bắc Bộ”, ông Phú nói.

Cuối cùng, theo vị Chuyên gia kinh tế này, cần chú trọng đến việc đánh giá những tác động rõ rệt của sự liên kết vùng sau 1 thời gian nhất định như: Thu nhập bình quân đầu người tăng lên một cách hợp lý, đời sống nhân dân được cải thiện, năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong vùng được nâng lên, thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu vùng tạo được dấu ấn ở trong nước cũng như ở nước ngoài…

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Hải Dương: Tăng cường rà soát số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện

Hải Dương: Tăng cường rà soát số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện

(CLO) Ngày 21/5, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 5/2024 (lần 3) để nghe và cho ý kiến các nội dung quan trọng. Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản chủ trì phiên họp.

Tin tức
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhận thêm nhiệm vụ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin tức
Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình

Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Phạm Văn Nghiêm, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động khi gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết và bị thương nhiều người, ảnh hưởng tới sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, gây tâm lý bất ổn cho người lao động.

Tin tức
Giải quyết triệt để những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, phát triển nhà ở

Giải quyết triệt để những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, phát triển nhà ở

(CLO) Về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về sở hữu nhà ở, phát triển nhà ở, quản lý vận hành, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến của địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp nhằm giải quyết triệt để những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, bảo đảm khi Nghị định ban hành sẽ thực hiện thuận lợi, thông suốt.

Tin tức