Quy trình bầu Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ được thực hiện như thế nào?

Thứ ba, 19/07/2022 18:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc bầu tân Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ được thực hiện tuần tự theo các bước và Thủ tướng sẽ xem xét, phê chuẩn kết quả bầu này.

Ông Trần Sỹ Thanh, Tổng Kiểm toán Nhà nước hôm 15/7 đã được Bộ Chính trị điều động, phân công, chỉ định làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng thời giới thiệu để bầu chức danh Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

Cùng ngày, HĐND TP Hà Nội cũng có giấy triệu tập kỳ họp thứ tám, HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 (kỳ họp chuyên đề), diễn ra vào 22/7 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Theo dự kiến, tại kỳ họp, HĐND TP Hà Nội sẽ tiến hành quy trình bầu ông Trần Sỹ Thanh, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội làm tân Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

quy trinh bau chu tich ubnd tp ha noi se duoc thuc hien nhu the nao hinh 1

Ông Trần Sỹ Thanh được giới thiệu để bầu chức danh Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

Theo Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, quy trình bầu tân Chủ tịch UBND TP Hà Nội với ông Trần Sỹ Thanh được thực hiện căn cứ theo quy định tại Nghị định 08/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 115/2021/NĐ- CP.

Trong đó, việc bầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện thông qua hình thức bỏ phiếu kín và thực hiện theo quy trình.

Cụ thể, trình tự, thủ tục bầu Chủ tịch UBND TP trực thuộc Trung ương được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1, HĐND TP gửi văn bản xin ý kiến để Bộ Nội vụ kiểm tra, báo cáo Thủ tướng về bầu chủ tịch UBND Hà Nội. Sau khi có ý kiến bằng văn bản từ Bộ Nội vụ, Chủ tịch HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc TW giới thiệu để HĐND cùng cấp bầu chủ tịch UBND.

Bước 2, khi bầu thành viên UBND tại kỳ họp HĐND, nếu có đại biểu HĐND ứng cử hoặc giới thiệu thêm người ứng cử ngoài danh sách đã được cơ quan có thẩm quyền giới thiệu thì Thường trực HĐND trình HĐND xem xét, quyết định.

Bước 3, thành viên UBND trúng cử khi có quá nửa tổng số HĐND bỏ phiếu tán thành. Trong trường hợp bầu lần đầu nhưng không được quá nửa tổng số đại biểu tán thành, việc bầu lại hay không bầu lại thành viên UBND ngay trong kỳ họp do chủ tịch HĐND báo cáo HĐND xem xét và quyết định.

Bước 4, HĐND ban hành Nghị quyết về việc bầu thành viên UBND cùng cấp Theo đó, trong 5 ngày làm việc từ ngày HĐND bầu chủ tịch UBND, Thường trực HĐND gửi hai bộ hồ sơ kết quả bầu chủ tịch UBND cùng cấp đến Bộ Nội vụ.

Bước 5, sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ 2 bộ hồ sơ theo quy định, Bộ Nội vụ phải xem xét, thẩm định hồ sơ phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND.

Trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc có sai sót theo quy định thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định có văn bản đề nghị Thường trực HĐND bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc.

Bước 6, sau 5 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nội vụ (kèm theo đề nghị của Thường trực HĐND), Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê chuẩn kết quả bầu chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Trong trường hợp Thủ tướng chính phủ không phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND TP phải trả lời bằng văn bản, nêu lý do và yêu cầu HĐND tổ chức bầu lại chức danh không được phê chuẩn.

quy trinh bau chu tich ubnd tp ha noi se duoc thuc hien nhu the nao hinh 2

Minh Chí

Bình Luận

Tin khác

Giao thông hào: Sáng tạo đặc biệt của quân đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Giao thông hào: Sáng tạo đặc biệt của quân đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết tinh của nhiều yếu tố: Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, cách đánh sáng tạo của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong rất nhiều những cách đánh thể hiện tinh thần mưu trí, sáng tạo đặc biệt của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến thuật “vây lấn” với hệ thống giao thông hào tạo thành một hệ thống siết chặt dần, như chiếc thòng lọng thắt cổ quân Pháp ở Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là minh chứng điển hình.

Tin tức
Đồng chí Trần Phú: Tổng Bí thư đầu tiên, nhà lý luận xuất sắc của Đảng

Đồng chí Trần Phú: Tổng Bí thư đầu tiên, nhà lý luận xuất sắc của Đảng

(CLO) Với 27 năm tuổi đời, hơn 8 năm hoạt động cách mạng, gần một năm trên cương vị Tổng Bí thư (từ tháng 10/1930 đến tháng 4/1931), đồng chí Trần Phú đã có những đóng góp to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Lời căn dặn “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” của Tổng Bí thư Trần Phú trước lúc hy sinh là khí phách kiên cường, biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, thể hiện niềm tin tất thắng vào lý tưởng và con đường cách mạng đã lựa chọn.

Tin tức
Linh thiêng và xúc động Lễ Tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ hy sinh ở Trường Sa

Linh thiêng và xúc động Lễ Tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ hy sinh ở Trường Sa

(CLO) Vùng biển Gạc Ma, Cô-Lin, Len Đao mãi mãi trở thành khúc tráng ca hào hùng của dân tộc. Hơn 36 năm đã trôi qua, tên tuổi, sự hiên ngang, kiêu hãnh của các Anh hùng liệt sĩ mãi mãi ở lại trong niềm tự hào, tiếc thương vô hạn của gia đình, đồng bào, đồng chí...

Tin tức
Bài học sâu sắc và sứ mệnh cao cả đối với thế hệ Gen Z

Bài học sâu sắc và sứ mệnh cao cả đối với thế hệ Gen Z

(CLO) Trong bối cảnh thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt, việc thế hệ Gen Z hiểu và thực hiện trách nhiệm đối với Tổ quốc sẽ là yếu tố quyết định cho sự thành công và bền vững của đất nước. Hào khí 30/4 không chỉ là một kỷ niệm trong quá khứ mà còn là nguồn động viên, khích lệ cho thế hệ trẻ tiếp tục bước đi và xây dựng tương lai tươi sáng cho Việt Nam. Đó chính là sứ mệnh cao cả mà thế hệ Gen Z đang nỗ lực thực hiện.

Tin tức
Hào khí 30/4: Nguồn động viên và cảm hứng cho thế hệ Gen Z để không ngừng phấn đấu, vươn lên

Hào khí 30/4: Nguồn động viên và cảm hứng cho thế hệ Gen Z để không ngừng phấn đấu, vươn lên

(CLO) Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của hào khí 30/4 đối với thế hệ Gen Z là sự tự hào về quốc gia và dân tộc. Việc nhớ lại lịch sử giúp cho thế hệ Gen Z có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị của hòa bình và tự do, đồng thời khuyến khích họ trân trọng những gì họ đang có và sẵn lòng đóng góp cho xã hội.

Tin tức