Rác thải y tế hậu Covid-19: Vấn đề đau đầu của thế giới!

Thứ bảy, 26/02/2022 07:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong vài năm qua, nhu cầu về khẩu trang và dụng cụ y tế đã tăng vọt do đại dịch Covid-19. Vấn đề được đặt ra tiếp theo là làm gì với chỗ rác thải y tế khổng lồ này?

Rác thải từ đâu và đi đâu?

Mặc dù chúng có thể chỉ là phù du trôi dạt trên các con sông, con rạch, song những chiếc khẩu trang và thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), cùng với đó là các bộ dụng cụ xét nghiệm và ống tiêm vắc xin bỏ đi, đang tạo ra một thực tế đáng báo động. Những rác thải y tế này phải được xử lý và điều đó đang gây ra một vấn đề trên toàn châu Á, đóng góp đáng kể vào chi phí mà cuộc khủng hoảng Covid-19 đã gây ra.

rac thai y te hau covid 19 van de dau dau cua the gioi hinh 1

Rác thải y tế đang là một vấn đề khác sau đại dịch. Ảnh: AP

Bài liên quan

Một báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra rằng 87.000 tấn nhựa PPE đã được Liên hợp quốc phân phối trên toàn cầu trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 11/2021, bao gồm các dụng cụ và đồ bảo hộ y tế.

Một báo cáo năm 2020 của Oceans Asia, được WHO tham chiếu trong phần tóm tắt của mình, ghi nhận có 1,5 tỷ khẩu trang bị vứt bỏ trên các vùng biển và đại dương trên thế giới trong giai đoạn đầu của đại dịch.

Thêm vào đó là khoảng 140 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm đã qua sử dụng, tương đương với 2.600 tấn rác thải chủ yếu là nhựa và 144.000 tấn ống tiêm, kim tiêm và bao bì từ việc tiêm vắc xin đang khiến hành tinh bị quá tải.

Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết sự bùng phát Covid-19 đang nhấn mạnh các vấn đề đã tồn tại xung quanh việc quản lý chất thải, ô nhiễm môi trường biển và đường thủy cũng như các kho dự trữ rác nhập khẩu. Ông lưu ý rằng sự lây lan trên toàn thế giới của Covid-19 “có liên quan đến nhiều thách thức khác mà các quốc gia phải đối mặt ”.

Kể từ khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu tất cả rác thải vào năm 2017, áp lực lên các nước khác ở châu Á ngày càng gia tăng khi các nước giàu hơn tiếp tục tìm cách toàn cầu hóa rác thải sinh hoạt của họ.

Nhiều hệ thống chăm sóc sức khỏe ở châu Á cũng đang phải đối mặt với lượng rác thải y tế đột biến tại quốc gia mình do đại dịch, chưa nói tới rác thải của các nước phát triển khác. Bởi vậy, một số quốc gia châu Á có các thỏa thuận thương mại lớn để tiếp nhận chất thải từ các quốc gia khác và hiện đang phải vật lộn để giải quyết vấn đề này.

Với các vụ đóng cửa kéo dài ở các quốc gia này trong 18 tháng qua, công nhân đã không có việc làm và các cơ sở chất thải đã bị đóng cửa trong thời gian dài. Kết quả là, phần lớn chất thải không được xử lý và chỉ được đổ đi, làm tắc nghẽn đường nước và làm hỏng hệ sinh thái.

Ngân hàng Thế giới ghi nhận việc giảm lực lượng lao động do Covid-19 là một trong ba yếu tố gián tiếp quan trọng làm trầm trọng thêm vấn đề chất thải. Tại Đông Nam Á, các ngân hàng báo cáo, việc gia tăng giao hàng thay vì mua sắm tại cửa hàng đã tạo ra một lượng lớn bao bì dư thừa cần phải loại bỏ.

Ngay cả trước khi bùng phát Covid-19, một số quốc gia châu Á như Thái Lan, Việt Nam và Malaysia đã được cảnh báo rằng lượng chất thải tràn vào đang đe dọa tương lai môi trường của đất nước. Trước đại dịch, Thái Lan đã bị thách thức bởi rác thải đến mức người ta dự đoán đất nước này “sẽ là trung tâm xử lý rác thải của thế giới". Với tác động của Covid-19, Thái Lan có thể đã sớm đạt được "vinh dự" này.

Tái chế có phải là giải pháp?

Cùng với việc nhập khẩu hợp pháp, nạn buôn bán chất thải nhựa đang tràn lan và có khả năng sẽ gia tăng trên khắp Đông Nam Á do ảnh hưởng của Covid-19. 

Tái chế vốn được coi là câu trả lời cho các vấn đề rác thải ở châu Á hay thế giới nói chung, song viễn cảnh tưởng như tươi sáng này thực ra đang rất mù mịt, thay vào đó là tình trạng ô nhiễm và các bãi rác bất hợp pháp.

rac thai y te hau covid 19 van de dau dau cua the gioi hinh 2

Điểm du lịch nổi tiếng Bãi biển Kuta ở Bali, Indonesia, thường xuyên bị bao phủ bởi rác thải, hầu hết là nhựa trôi dạt vào bờ.

Vả lại, dù có tiềm năng tái sử dụng các sản phẩm phế thải thành hàng hóa và năng lượng, nhưng thực tế lại thường không như mong muốn. Ngân hàng Thế giới báo cáo rằng chỉ khoảng 25% nhựa được tái chế trên khắp Đông Nam Á.

Các nhà máy chuyển hóa chất thải thành năng lượng ở Thái Lan được phát hiện đang đốt chất thải nguy hại, chẳng hạn như nhựa từ hóa dầu, để cung cấp nhiên liệu cho việc sản xuất năng lượng của họ. Điều này tạo ra năng lượng, nhưng đi kèm với một chi phí môi trường do ô nhiễm tạo ra.

Ngân hàng Thế giới cho biết khu vực Đông Nam Á tạo ra khoảng 300 triệu tấn chất thải rắn hàng năm, 70 đến 80% trong số đó đổ vào các đường thủy nội bộ hoặc trong đại dương. Khoảng 12% trong tổng số này là nhựa. Điều này có nghĩa là khoảng 27 triệu tấn nhựa phần lớn không phân hủy được đang đổ vào các con sông và đại dương mỗi năm chỉ tính riêng ở khu vực này.

Sự gia tăng chất thải do đại dịch gây ra đang làm tăng thêm vấn đề vốn đã là một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Bởi vậy, để đối phó với Covid-19, các chính phủ không chỉ hướng tới việc chống lại virus, mà còn phải có kế hoạch đối phó với hậu quả của nó.

Rõ ràng trong thời kỳ hậu đại dịch Covid-19, rác thải y tế đang và sẽ là vấn đề đau đầu chưa có lời giải trên toàn thế giới.

Hoàng Nam

Bình Luận

Tin khác

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

(CLO) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip tiên tiến sang Trung Quốc không nhằm mục đích kìm hãm nền kinh tế hoặc sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

Thế giới 24h
Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

(CLO) Những người biểu tình ủng hộ Palestine tại một số trường đại học Mỹ đã bị bắt vào thứ Bảy (27/4), khi họ tuyên bố sẽ tiếp tục phong trào nhằm tìm kiếm lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến giữa Israel với Hamas.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

(CLO) Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Stephane Sejourne sẽ thúc đẩy các đề xuất nhằm ngăn chặn sự leo thang trong xung đột giữa Israel và Hezbollah trong chuyến thăm Lebanon vào Chủ nhật (28/4).

Thế giới 24h
Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

(CLO) Quốc hội Iraq hôm thứ Bảy (27/4) đã thông qua luật hình sự hóa các mối quan hệ đồng giới với mức án tối đa 15 năm tù.

Thế giới 24h
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Nếu Mỹ tịch thu tài sản và tiền mặt bị đóng băng của Nga ở phương Tây, Nga cũng sẽ tịch thu tài sản của các công dân và nhà đầu tư Mỹ ở Nga, theo ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, tuyên bố vào thứ Bảy (27/4).

Thế giới 24h