Rủi ro như nghề Dầu khí

Thứ tư, 20/03/2019 15:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dầu khí là lĩnh vực hoạt động đầy thử thách cam go và nhiều rủi ro, là lĩnh vực mang lại hiệu quả cao nhưng đồng thời cũng phải đầu tư rất lớn.

Vì thế rất cần xã hội có cái nhìn công tâm hơn về ngành Dầu khí cũng như những người lao động dầu khí chân chính ngày đêm bám biển, giữ ổn định dòng vàng đen của tổ quốc, đem về nguồn tài chính lớn để xây dựng đất nước.

Mời gọi đầu tư nhằm chia sẻ rủi ro

Hiện nay, chúng ta có một khối tài sản rất lớn trong hoạt động dầu khí ở Biển Đông, những tài sản đó buộc phải được giữ gìn, duy trì hoạt động để bảo đảm cân bằng kinh tế cũng như an ninh năng lượng. Chúng ta phải tiếp tục đầu tư tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng dầu khí cho tương lai; đồng thời, hoạt động dầu khí còn một ý nghĩa lớn lao là khẳng định vùng biển chủ quyền, bảo vệ an ninh trên biển. Thực tế là không doanh nghiệp tư nhân nào trong nước đủ lực để tham gia bởi lẽ đây là ngành chứa đựng rất nhiều rủi ro, chỉ một giếng khoan không tìm thấy dầu là mất đi hàng chục, thậm chí cả hàng trăm triệu đô la.

Có rất nhiều những thách thức lớn của ngành dầu khí khi luôn phải đối diện với các rủi ro như địa chính trị, an toàn môi trường, biến động về thị trường, công nghệ… Và rõ ràng, vấn đề toàn cầu hóa nền tảng khai thác và kinh doanh dầu khí đã trở thành xu thế chung, nếu không có hợp tác quốc tế thì không thể phát triển ngành đặc biệt này.

Thực tế đã chứng minh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều mời gọi đầu tư quốc tế vào hoạt động dầu khí nhằm chia sẻ rủi ro, từ khâu thượng nguồn (tìm kiếm, thăm dò, khai thác) đến hạ nguồn (chế biến dầu khí). Hơn 30 năm qua, kể từ thời điểm Việt Nam ghi tên mình vào bản đồ dầu khí thế giới khi có tấn dầu đầu tiên từ Bạch Hổ, chúng ta đã tham gia vào thị trường, đã có chỗ đứng của mình, có khách hàng, đối tác và hàng trăm mối quan hệ ràng buộc về tài chính, bảo hiểm, dịch vụ... Giống như các công ty dầu khí trên thế giới nói chung, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) phải hoạt động theo luật pháp quốc tế với các nguyên tắc minh bạch, tự do hóa đầy đủ thị trường.

thanh cong 1

Không chỉ vậy, những hoạt động mà hiện nay Petrovietnam đang đầu tư phải cạnh tranh khốc liệt với các công ty dầu khí quốc tế, thậm chí có những dự án mà nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phải bỏ cuộc Petrovietnam vẫn làm và làm thành công. Bên cạnh đó, nhiều người đã có thắc mắc, bình luận nhiều về việc DN đầu tư ra nước ngoài thất bại, nhưng điều đó là hoàn toàn bình thường vì nhiều DN nước ngoài đầu tư sang nước ta, bỏ hàng tỉ USD cũng phải ngậm ngùi rút lui trong thất bại. Thời gian qua, PVN có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài. Số dự án thua lỗ là phần nhiều, cần có cái nhìn đánh giá khách quan. Từ xưa đến nay, tìm kiếm và khai thác dầu khí là một ngành nghề đặc biệt khó khăn và đầy rủi ro.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết, rủi ro hàng đầu thường liên quan đến yếu tố địa chính trị; Rủi ro lớn thứ hai là rủi ro về thị trường, tài chính; Rủi ro thứ ba là rủi ro về địa chất, trữ lượng. Ngoài những rủi ro trên, ngành dầu khí còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác rất quan trọng như ảnh hưởng của môi trường, các yêu cầu về bảo vệ môi trường, quy định về an ninh, an toàn trong ngành của mỗi quốc gia, chính sách về phát thải nhà kính CO2… Vì vậy, việc nhìn nhận đúng về vai trò của quản trị rủi ro, đặc biệt là các rủi ro trọng yếu có thể dẫn đến sự đổ vỡ và đề ra các giải pháp, quy trình, quy chế quản trị rủi ro và bảo hiểm con người và tài sản có tầm quan trọng sống còn trong hoạt động dầu khí.

Chuyện tìm dầu khí cũng dễ “bỏ cuộc chơi”

Vì là một  ngành đặc biệt và nhiều rủi ro nên chuyện “bỏ cuộc chơi” cũng trở nên dễ thông cảm hơn với nhiều doanh nghiệp Quốc tế. Tính từ khi Chính phủ Việt Nam ký kết hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí đầu tiên với nhà thầu AGIP (Italy) vào năm 1978, cho đến nay, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã thay mặt Chính phủ ký kết hàng trăm hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí với tổng lượng tiền các nhà đầu tư lên tới hàng chục tỉ USD. 50 năm qua, đã có cả trăm công ty dầu khí quốc tế đổ vào thềm lục địa Việt Nam tìm dầu khí. Ấy vậy nhưng hiện tại chỉ còn khoảng ngót nghét chục nhà đầu tư, còn lại hàng loạt các "ông lớn" dầu khí thế giới đã “bỏ cuộc chơi”, chấp nhận mất vốn.

Hiện nay, Việt Nam có trên 40 công ty dầu mỏ nước ngoài đang đầu tư vào các khâu thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Trong số đó, chỉ có khoảng chục công ty, tập đoàn lớn còn trụ lại ở khâu đầu (thăm dò - khai thác dầu khí) như Chevron (Mỹ), KNOC (Hàn Quốc), Gazprom (Nga), Petronas (Malaysia), PTTEP (Thái Lan), Talisman và Repsol (Tây Ban Nha), ExxonMobil (Mỹ), Total và Neon Energy (Pháp). Các công ty này phần lớn đầu tư dưới hình thức góp vốn với Việt Nam để thực hiện các hợp đồng dầu mỏ. Đặc biệt, Việt Nam còn ký kết hợp tác với Liên bang Nga để thành lập các công ty liên doanh với nhiệm vụ chính là thăm dò dầu mỏ tại Nga và Việt Nam. Với các hoạt động hợp tác này, 38 mỏ dầu khí trong tổng số hơn 100 phát hiện dầu khí đã được đưa vào khai thác.

Vẫn nhớ, ngày 26/6/1986, Việt Nam đã đón tấn dầu đầu tiên được khai thác tại mỏ Bạch Hổ - mỏ dầu lớn nhất Việt Nam nằm ở bể Cửu Long do Liên doanh dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro) điều hành, đánh dấu cột mốc quan trọng đưa Việt Nam vào danh sách các nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ. Cần phải nói thêm rằng do chất lượng dầu thô của mỏ Bạch Hổ được đánh giá là một trong những loại dầu thô tốt nhất thế giới và tất nhiên cũng có giá mua cao nhất trên thế giới nên vào những năm cuối của thập kỷ 90 đã có một làn sóng ồ ạt các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới đã đổ vào đầu tư tìm kiếm dầu tại Việt Nam. Điển hình như Tập đoàn BP - Vương quốc Anh, Total - Pháp, Shell - Hà Lan…

Hầu hết các công ty này khi vào tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam đều tìm ra các cấu tạo hoặc những mỏ có dầu khí nhưng để đi đến khai thác là cả một câu chuyện khác. Cần phải biết thêm rằng thời điểm những năm đầu của thập kỷ 90, Việt Nam chỉ có một số lượng ít ỏi tài liệu về dầu khí. Hầu hết các kết quả thăm dò bước đầu này là tài liệu của Pháp và Mỹ để lại sau chiến tranh. Sau này với sự trợ giúp của các chuyên gia Liên Xô, phải mất gần 11 năm liên tục mới tìm ra được mỏ dầu Bạch Hổ và khai thác được tấn dầu thương mại đầu tiên vào năm 1986.

Bởi vậy, việc các công ty tìm kiếm thăm dò dầu khí phải đổ tiền vào làm thu nổ địa chấn dưới hàng trăm mét nước biển, rồi tiếp tục thực hiện công tác giải mã những vệt loằng ngoằng đó (minh giải địa chấn) thành tài liệu để đi tìm các mỏ dầu khí là một công việc cực kỳ mất nhiều thời gian. Bởi nếu làm một bài toán đơn giản mỗi một lô thăm dò dầu khí của Việt Nam vào khoảng hơn chục ngàn km vuông. Riêng chuyện chạy tàu để thu nổ địa chấn hết một lô cũng mất vài năm trời. Sau đó các chuyên gia minh giải địa chấn vào cuộc, đọc hàng tấn tài liệu, thu thập vào máy tính lựa chọn ra những cấu tạo có khả năng là mỏ dầu. Tiếp đến là các chuyên gia thăm dò sẽ vào cuộc cùng các chuyên gia địa chất lựa chọn để khoan những mũi khoan tìm vỉa. Tính giá trung bình mỗi mũi khoan thăm dò vào khoảng 20 triệu USD. Bởi vậy chỉ cần vài ba mũi khoan “trượt” thì chuyện cả trăm triệu USD “không cánh mà bay” cũng là chuyện không hiếm.

Việc tìm ra mỏ dầu trên biển khơi mênh mông đã khó nhưng còn nan giải hơn nữa khi đã tìm ra mỏ dầu khí rồi nhưng đến giai đoạn tiếp theo là dự đoán trữ lượng thì rất nhiều nhà đầu tư đã bỏ giấc mơ kiếm vàng đen tại Việt Nam khi hầu hết các mỏ dầu khí tại Việt Nam đều “bị” xác định là mỏ có trữ lượng nhỏ, không có khả năng thu lợi cho nhà đầu tư.

Đáng buồn nhất cho nhà đầu tư và cho cả nước chủ nhà là Việt Nam khi các mỏ đang khai thác thương mại thì đùng một cái giá dầu trên thị trường giảm sâu như 3 năm gần đây. Với giá dầu khoảng 50-60 USD/thùng thì dầu khai thác lên ngay lập tức bị thu các loại thuế, phí thì nhà đầu tư chỉ có lỗ vốn. Gần đây nhất là câu chuyện về mỏ Sông Đốc cách mũi Cà Mau khoảng 205 km về phía tây nam. Mỏ được đưa vào khai thác từ ngày 24/11/2008 và được vận hành bởi Công ty Điều hành chung Trường Sơn (TS JOC). Với sự tham gia của các bên nhà thầu gồm Talisman (Canada) 30% và Petronas Carigali Overseas (Malayxia). Sau 5 năm vận hành và khai thác không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn, TS JOC đã dừng dự án và bàn giao lại mỏ Sông Đốc cho Chính phủ Việt Nam từ cuối năm 2013.

Có thể nói, rủi ro không chỉ khiến doanh nghiệp khốn đốn mà còn có thể dẫn đến sự đổ vỡ, phá sản. Đến thời điểm này, trong những thăng trầm, rõ ràng có thể nhìn thấy được những nỗ lực của PVN là không nhỏ trên hành trình “giữ vững” tâm thế của một Tập đoàn kinh tế kỹ thuật hàng đầu cả nước.

Bảo Minh

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp