Rủi ro từ nguồn tin nặc danh

Thứ ba, 07/03/2017 20:57 PM - 0 Trả lời

Chắc hẳn nhiều người vẫn chưa thể quên được những bài báo từ Washington cách đây không lâu liên quan tới quan hệ giữa nội các mới của Mỹ với tình báo Nga trong khoảng thời gian tranh cử. Thế nhưng chính những bài báo dẫn tới lá đơn từ chức của ông Michael Flynn đó lại phần lớn dựa vào các nguồn tin nặc danh. Rủi ro mà điều đó mang lại cũng không hề nhỏ.

(CLO) Chắc hẳn nhiều người vẫn chưa thể quên được những bài báo từ Washington cách đây không lâu liên quan tới quan hệ giữa nội các mới của Mỹ với tình báo Nga trong khoảng thời gian tranh cử. Thế nhưng chính những bài báo dẫn tới lá đơn từ chức của ông Michael Flynn đó lại phần lớn dựa vào các nguồn tin nặc danh. Rủi ro mà điều đó mang lại cũng không hề nhỏ. Bài viết trên tờ The New York Times bình luận sâu hơn về vấn đề này.

[caption id="attachment_153048" align="aligncenter" width="768"]Báo Công luận Những người đàn ông này đang nói về chuyện gỉ? Có lẽ một nguồn tin nặc danh sẽ biết. Ảnh: NYT[/caption]

Rất nhiều người sẵn sàng trả lời báo chí với điều kiện được giấu tên, có thể vì lo sợ mất việc, lo sợ về an ninh hoặc một số điều gì khác, khiến cho những phát ngôn của họ đều gắn với cái mác "giới chức chính phủ" hay một số vị trí tương đương, đôi khi còn mơ hồ hơn với kiểu viết "những người quen thuộc với sự việc cho biết".

Các phóng viên và biên tập viên đã quá tin tưởng vào các nguồn tin đó để đôi khi họ đánh cược với chính danh tiếng của mình. Những người đọc thì khác, họ có lý do để nghi ngờ. Những bài viết hiện nay thường có xu hướng bảo vệ nguồn tin hơn là thuyết phục độc giả.

Gene Gambale là một trong những độc giả đã gửi thư phản ánh trong vòng vài tuần vừa qua. "Tôi nhận thấy có một trào lưu mới đang gây bức xúc cho người đọc, đó là việc sử dụng nguồn tin nặc danh", anh cho biết. "Tôi tin rằng chính những hành động này khiến cho độc giả thiếu đi khả năng phán xét và đánh giá độ tin cậy của từng nguồn tin và của các phát ngôn trên các mặt báo".

Một độc giả khác, Paul Landaw đã gửi thư gần như hàng tuần cảnh báo các tờ báo về việc lạm dụng nguồn tin nặc danh tới từ các quan chức chính phủ.

Quả vậy. Việc lạm dụng nguồn tin nặc danh có thể khiến cho bài viết mất đi tính thuyết phục đối với độc giả, nhưng lịch sử cũng từng ghi nhận những thông tin nặc danh tố cáo cả một chính phủ lụi bại, bảo vệ được nền dân chủ cao quý.

Nếu như những nguồn tin nặc danh đó không lên tiếng, chắc tới bây giờ những nhà tù bí mật của CIA vẫn còn tồn tại, hay việc chính phủ Mỹ nghe lén điện thoại của người dân, rồi quan hệ giữa nội các mới của ông Trump và Moscow sẽ không được hé lộ. Nếu như tại một vài thời điểm, nguồn tin nặc danh phản ánh một cách làm báo suy yếu, trong một số thời điểm khác nó lại là một thứ vũ khí sắc bén.

Không phải tất cả nguồn tin nặc danh đều được đánh giá tương đồng. Có rất nhiều những bài báo tới tay các biên tập viên với những thông tin quá mức dư thừa tới mức chúng không cần phải đăng.

Vấn đề hiện tại có lẽ nằm ở chỗ tờ The Times, người đã lật tẩy quan hệ của giới chức Mỹ với phía tình báo Nga gần đây, không hé lộ thêm mục đích của người đưa tin hay mức độ tin cậy của nó. Có quá nhiều câu hỏi được đặt ra đằng sau hành động lần này. Về động cơ: Liệu người đó có cố gắng ngăn chặn một chính sách nào đó, hoặc đang mong muốn thông qua một chính sách khác? Về độ tin cậy: Độ gần gũi với thông tin của người đưa tin là thế nào, hay thông tin này có được từ một người thứ ba? Tất nhiên các nhà báo không thể lúc nào cũng cung cấp những thông tin này, nhưng dù sao họ cũng đang quá lơ là.

Vài bức thư đã được gửi tới sau bài báo của Glenn Thrush và Maggie Haberman về cuộc sống hối hả bên trong Nhà Trắng. Đoạn thứ 8 của bài báo có viết thế này: Thông tin có được dựa trên "các bài phỏng vấn với hàng loạt các quan chức chính phủ, những cố vấn, những cựu nhân viên và những người quan sát nội các mới, trong số họ phần đông đều yêu cầu giấu tên". Dù vậy không có bất kỳ thông tin nào về độ thân cận của người cung cấp thông tin với sự việc này, hay động cơ đằng sau. Tất nhiên, vẫn như mọi khi, Nhà Trắng hoàn toàn bác bỏ thông tin đưa ra trên báo, và họ hoàn toàn chiếm thế thượng phong khi chẳng có một nhân chứng đáng tin cậy nào xuất hiện.

Điều này không phải để chỉ trích Thrush và Haberman, những nhà báo chính trị kỳ cựu, nhưng để nói tới một trong những hình thức đưa tin phổ biến đang khiến nhiều độc giả hoài nghi.

Hai ngày sau khi bài báo được đăng, Thrush đã nói trên một chương trình Podcast của tờ Times rằng anh ấy và Haberman đã kiểm chứng lại sự việc qua 2 cố vấn của Nhà Trắng 24 giờ trước khi bài báo được đăng. Đó có thể là thông tin hữu ích cần được đăng tải trong bài báo vì nó chắc chắn sẽ làm giảm bớt đi rất nhiều sự hoài nghi trong lòng độc giả.

Peter Baker, một "lão làng" trong việc đưa tin về Nhà Trắng cho biết mọi người có thể làm tốt hơn nếu như họ đưa ra thêm nhiều thông tin hơn dành cho độc giả. "Tôi hiểu lý do vì sao nhiều độc giả có thể cảm thấy khó chịu. Thế nhưng một số người đưa tin lại quá sợ hãi tới mức họ không muốn bất kỳ ai biết chút thông tin gì về họ."

Khoảng gần 1 năm trước, tờ Times đã thắt chặt các quy tắc về việc sử dụng nguồn tin nặc danh sau khi vài bài báo đã được xuất bản lại là sai sự thật. Việc sử dụng nguồn tin nặc danh hiện nay phải được các biên tập viên hàng đầu thông qua, và nó đang có những chuyển biến tích cực. Dù vậy, phía tờ báo này cũng đồng ý rằng họ có thể làm được nhiều hơn.

Có một góc nhìn khác biệt giữa các nhà báo và các độc giả đối với các nguồn tin nặc danh. Có nhiều người không bao giờ có thể chấp nhận điều đó, có nhiều người cần nhiều hơn để tin tưởng. Với một nội các mới đang bấp bênh và nhiều biến cố, hơn bao giờ hết đây là lúc cần phải thắt chặt hơn quy tắc này.

Hoàng Việt (Theo New York Times)

 

Tin khác

Đoàn cán bộ Báo Quân đội nhân dân tri ân các nhà báo lão thành

Đoàn cán bộ Báo Quân đội nhân dân tri ân các nhà báo lão thành

(CLO) Ngày 16/5, đoàn cán bộ Báo Quân đội nhân dân do Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ - Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Đại tá Nguyễn Khắc Tiếp và thắp hương tưởng nhớ cố nhà báo, Đại tá Phạm Phú Bằng. Đây là hoạt động tri ân các cựu chiến binh, nhà báo lão thành của Báo Quân đội nhân dân tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Nhà báo Đỗ Minh Thu: Có lẽ phải hàng nghìn chữ mới nói hết được cảm xúc của tôi…

Nhà báo Đỗ Minh Thu: Có lẽ phải hàng nghìn chữ mới nói hết được cảm xúc của tôi…

(NB&CL) “Đề cương loạt bài thì đã vạch ra rõ ràng, nhưng diễn giải ngần ấy câu chuyện, thông tin thì không đơn giản, lựa chọn từng câu chữ, mào đầu như thế nào, dẫn dắt như thế nào để độc giả bắt nhịp cảm xúc với mình, để rồi hòa vào cùng câu chuyện của các nhân chứng lịch sử, sống lại bầu không khí Điện Biên năm xưa. Tôi cứ trăn trở như vậy, nhiều lần viết lại xóa…”- Nhà báo Đỗ Minh Thu- Báo điện tử Vietnamplus, đã chia sẻ như vậy khi kể lại câu chuyện tác nghiệp loạt bài công phu trong sự kiện 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vừa qua.

Nghề báo
Tăng cường hợp tác tuyên truyền giữa Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam và tỉnh Thái Bình

Tăng cường hợp tác tuyên truyền giữa Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam và tỉnh Thái Bình

(CLO) Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình Nguyễn Tiến Thành mong muốn Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tăng cường tuyên truyền các chủ trương, kết quả của Thái Bình trên tất cả các lĩnh vực, qua đó lan tỏa, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, nhất là tuyên truyền về gương tập thể, cá nhân tiêu biểu.

Nghề báo
Tổng biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh tiếp Đoàn công tác Câu lạc bộ các nhà báo Campuchia

Tổng biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh tiếp Đoàn công tác Câu lạc bộ các nhà báo Campuchia

(CLO) Chiều 15/5, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã tiếp Đoàn công tác Câu lạc bộ các nhà báo Campuchia do ông Puy Kea, Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà báo Campuchia làm Trưởng đoàn, tới thăm và làm việc tại Báo Nhân Dân.

Nghề báo
Giải pháp truyền thông để nâng cao nhận thức về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Giải pháp truyền thông để nâng cao nhận thức về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

(CLO) Ngày 15/5, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Học viện Chính trị Khu vực IV tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình truyền thông tăng cường nhận thức về cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) thông qua ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ”.

Nghề báo