Sa Pa: Tưng bừng khai hội “Roóng Poọc”, thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương

Thứ hai, 25/02/2019 08:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 24/2, nhằm ngày Thìn tháng Giêng, chính quyền và đồng bào các dân tộc ở xã Tả Van, huyện Sa Pa, Lào Cai, tưng bừng khai hội “Roóng Poọc” (xuống đồng). Đây là nét văn hóa đặc sắc của người Giáy trong dịp đầu xuân, cầu mong mùa màng bội thu, xóm làng yên ấm, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch…

Ảnh: Báo Nhandan

Ảnh: Báo Nhandan

Hội Róong Pọoc xã Tả Van được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và chính quyền huyện Sa Pa đưa vào đề án “ Phục dựng lễ hội dân gian truyền thống các dân tộc Lào Cai” nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bản địa, phục vụ hiệu quả phát triển du lịch cộng đồng ở Lào Cai. Hội Roóng Poọc của người Giáy ở Tả Van đã được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Ảnh: Báo Nhandan

Ảnh: Báo Nhandan

Năm nay, hội Roóng Poọc nhộn nhịp hơn bởi thời tiết ấm áp, nhiều du khách trong và ngoài nước du xuân, tham dự lễ hội. Khi dân bản có mặt đông đủ và việc sắp lễ xong, thầy cúng thực hiện nghi lễ cầu mong mùa màng bội thu, gia súc đầy chuồng, dân bản mạnh khỏe, vạn vật tốt tươi. Lễ cúng xong, thầy cúng sẽ đưa quả còn cho những người già uy tín trong bản ném tượng trưng vào vòng tròn dán giấy có vẽ vòng tròn âm - dương treo ở ngọn cây mai để lấy may, lấy phúc trong năm mới. Kết thúc phần lễ, mọi người dự hội cùng biểu diễn văn nghệ và các trò chơi dân gian, như: thi cày ruộng, ném còn, bịt mắt bắt dê, đi cầu thăng bằng, đi cà - kheo qua suối...

Ảnh: Báo Nhandan

Ảnh: Báo Nhandan

Hội Róong Pọoc là nét văn hóa đặc sắc của người Giáy trong dịp đầu xuân, cầu mong mùa màng bội thu, xóm làng yên ấm, đồng thời thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Ảnh: Báo Nhandan

Ảnh: Báo Nhandan

Xã Tả Van (Sa Pa, Lào Cai) là địa phương hiện có nhiều mô hình làm du lịch cộng đồng (homestay) hiệu quả. Nhiều gia đình trong xã thực hiện mô hình “homestay” bằng cách khôi phục nhà ở, vật dụng, bảo tồn phong tục tập quán, nét văn hóa truyền thống của người Giáy, bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp… Nhờ vậy, hằng năm đã thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm văn hóa, lối sống của người bản địa, tạo nguồn thu nhập ổn định và ngày càng cao cho người dân địa phương.

Ảnh: Báo Nhandan

Ảnh: Báo Nhandan

PV

Tin khác

Du khách thưởng lãm bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ

Du khách thưởng lãm bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng nay 3/5, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại (1920-1992) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam tổ chức Triển lãm ảnh “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Hơn 60 đội tham gia Giải Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2024

Hơn 60 đội tham gia Giải Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2024

(CLO) Giải Đua ghe Ngo năm 2024 được tổ chức với quy mô vùng, quy tụ từ 60 đến 65 đội trong và ngoài tỉnh tham gia tranh tài.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội'

Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt "Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội"

(CLO) Tối 2/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội" - là một trong các hoạt động giàu ý nghĩa chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Đời sống văn hóa
Vòng bán kết cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024” tổ chức tại Sa Pa

Vòng bán kết cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024” tổ chức tại Sa Pa

(CLO) Bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký công văn gửi Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, đồng ý cho phép tổ chức vòng bán kết Cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024”.

Đời sống văn hóa
Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Nghề chế biến cói đã có từ lâu và là nghề gắn liền với cây lúa, đánh bắt thủy, hải sản để nuôi sống người dân Kim Sơn.

Đời sống văn hóa