Sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến phức tạp

Thứ bảy, 09/03/2019 08:05 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại và vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến phức tạp cả về quy mô lẫn tính chất. Đặc biệt là sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng liên quan đến sức khỏe người dân, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Tội phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn biến phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi (Ảnh minh họa)

Tội phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn biến phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi (Ảnh minh họa)

Theo số liệu của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia), năm 2018, lực lượng Cảnh sát kinh tế trên cả nước đã phát hiện, điều tra xử lý 467 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ (SHTT). Trong đó khởi tố 65 vụ/84 bị can; chuyển xử lý hành chính 402 vụ, còn một số vụ việc là hàng hóa giả mạo, xâm phạm SHTT nhưng không chứng minh được đối tượng liên quan (hàng vô chủ) nên chỉ tịch thu, tiêu hủy.

Tội phạm sản xuất, buôn bán hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm SHTT luôn song hành cùng nhau với phương thức, thủ đoạn hoạt động tương đối giống nhau và ngày càng tinh vi. Các đối tượng sản xuất sử dụng nguồn nguyên liệu giá thành thấp, mua trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ để pha trộn với một lượng hàng thật hoặc tự sản xuất hàng, sau đó dán nhãn mác của các doanh nghiệp đã được đăng ký nhãn hiệu rồi bán ra thị trường.

Tội phạm xâm phạm SHTT chủ yếu là “xâm phạm quyền” đối với nhãn hiệu (cách điệu chữ viết, hình ảnh) và kiểu dáng (màu sắc, hình dáng) công nghiệp đã được bảo hộ.

Nếu như trước đây, đối tượng vi phạm thường chỉ là những người có trình độ dân trí thấp, thất nghiệp hoạt động nhỏ lẻ thì nay, đối tượng có xu hướng chuyển sang thành phần có trình độ nhận thức, học vấn, thậm chí có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết chính sách, am hiểu nhu cầu thị trường và thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn để trốn tránh sự phát hiện, xử lý của lực lượng chức năng.

Bên cạnh đó, trước sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet đã tạo môi trường thuận lợi cho bùng phát các hoạt động kinh doanh trên các trang mạng điện tử, người tiêu dùng chỉ cần có nhu cầu là được giao hàng tận tay, nhưng nguồn gốc, xuất sứ và chất lượng thì rất khó kiểm soát.

Đồng thời, việc phát hiện và xử lý vi phạm đối với các cá nhân, doanh nghiệp gian lận cũng rất khó khăn do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những đối tượng này không hề đơn giản. Nhiều trang web thương mại điện tử không cung cấp địa chỉ, cung cấp địa chỉ không đúng, địa chỉ ma, có nhiều địa chỉ là nhà dân.

Công tác phối hợp trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT chưa chặt chẽ, vẫn còn xảy ra tình trạng chồng chéo, có những vi phạm để có thể xử lý được thì phải chờ kết luận của nhiều cơ quan liên quan khác nhau nên dẫn đến vụ việc kéo dài, hay có những vi phạm vừa có thể xử lý bằng biện pháp hành chính lại vừa có thể xử lý bằng biện pháp hình sự.

Bên cạnh đó, nhận thức của công chúng và của chủ thể quyền ở Việt Nam về SHTT còn hạn chế, chưa chủ động thực hiện bảo vệ quyền và tài sản của mình mà trông chờ vào Nhà nước, vào các cơ quan bảo vệ pháp luật. Theo thông tin từ Cục SHTT, những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình, nhưng số đơn không đảm bảo yêu cầu khá lớn, nguyên nhân do nhiều doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu bằng hình thức sao chép, rất ít có sự sáng tạo và chủ yếu nhái nhãn hiệu nước ngoài.

Trước tình hình vi phạm về SHTT  đang diễn ra phổ biến và có chiều hướng gia tăng cả về quy mô và số lượng hàng hóa bị xâm phạm, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan vào cuộc quyết liệt như chỉ đạo 9 Bộ, ngành tiếp tục ký kết Chương trình phòng chống xâm phạm SHTT giai đoạn 3 (đã triển khai có hiệu quả 2 giai đoạn từ 2010 đến 2016), giao Bộ KHCN chủ trì phối hợp với 8 Bộ để xây dựng Đề án Chiến lược SHTT giai đoạn 2020 - 2030.

Phòng chống tội phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm SHTT đòi hỏi cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, sự chung tay vào cuộc của các Bộ, ban ngành từ Trung ương đến địa phương. Làm tốt công tác này không những bảo vệ cho sức khỏe của người dân, cho nền sản xuất trong nước mà còn thực hiện hiện những cam kết của các Hiệp định, điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên như Hiệp định Trips, CPTPP...

Lĩnh vực SHTT rất rộng, bao gồm: quyền tác giả, quyền liên quan; quyền SHCN (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh); quyền đối với giống cây trồng.

Hiện nay, tội xâm phạm quyền SHTT được quy định bằng 2 điều luật (Điều 225: tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; Điều 226: tội xâm phạm quyền SHCN) trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

 Lực lượng Cảnh sát kinh tế chủ yếu tập trung phát hiện, điều tra xử lý đối với tội xâm phạm quyền SHCN, còn tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan thường do lực lượng An ninh điều tra, xử lý.

Biện pháp hình sự là biện pháp xử lý mạnh nhất, nghiêm khắc nhất đối với các hành vi phạm tội, được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý thực hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, xâm phạm sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại. Các biện pháp xử lý có thể áp dụng là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm, phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Hoàng Thao

Tin khác

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp