Sàng cho kỹ, tuyển cho tinh!

Chủ nhật, 31/12/2017 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tờ báo nào cũng cần những nhà báo có tâm, có nghề. Mỗi tờ báo trước hết phải làm lành mạnh chính mình trước, “sàng cho kỹ, tuyển cho tinh”, thận trọng từ khâu chọn người đến siết chặt các chế tài để mỗi tòa soạn đều đi đúng định hướng, đúng tôn chỉ, mục đích. Có như vậy mới tạo ra được môi trường báo chí lành mạnh. Nhiều nhà báo đã có ý kiến chia sẻ cùng Nhà báo và Công luận xung quanh vấn đề này.

Ông Đỗ Công Định - Phó Tổng biên tập Báo Thanh tra:

“Phải có tự trọng nghề nghiệp”

Tôi có một anh bạn là phóng viên, khi hay tin một tờ báo tuyển người, anh bạn tôi đến thì được trao đổi thẳng thắn: “Vào làm không lương, không chế độ bảo hiểm, chỉ cung cấp cho giấy giới thiệu, kiếm được thì chia đôi”. Thực tế này, theo tôi được biết, cũng không phải hiếm.

Với cách tuyển người và dùng người kiểu ăn chia, không khó hiểu khi thỉnh thoảng lại có những người viết báo, làm báo (tôi không dám dùng từ nhà báo) bị phản hồi không tốt trong quá trình tác nghiệp: Đi điều tra, phê bình với thái độ kẻ cả, bề trên, thiếu tôn trọng các cá nhân, tổ chức. Cũng không thiếu hiện tượng người làm báo lạm quyền và cửa quyền. Rồi việc người làm báo lợi dụng nghề nghiệp, danh nghĩa nhà báo, cơ quan báo chí, lợi dụng vị trí và công việc của mình để vụ lợi cá nhân, kiếm chác cho bản thân và làm trái pháp luật.

Báo Công luận
 
Thế nên, cũng đã có người làm báo, thậm chí nhà báo bị bắt vì tội tống tiền, cưỡng đoạt tài sản. Còn cơ quan báo chí, dù không bị phạt, bị đình bản thì cũng mang tiếng khi có những nhân viên, phóng viên như vậy.

Tôi nghĩ rằng, trong thời buổi kinh tế còn khó khăn, phần lớn các cơ quan báo chí phải tự chủ, ít nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của chủ quản, lại vấp phải sự cạnh tranh về thông tin, thì lãnh đạo càng phải có bước đi thận trọng, bài bản. Quan trọng hơn, phải tiền phong, gương mẫu để tuyển được đội ngũ có tâm, có đạo đức và lòng tự trọng nghề nghiệp.

Ngô Trí Đường – Trưởng phòng Thư kí Tạp chí Người làm báo:

Cơ quan chủ quản báo chí: Đừng quản lý kiểu “phát canh thu tô”

Tôi đã làm báo một thời gian dài, trải qua nhiều vị trí khác nhau từ phóng viên, biên tập viên tới làm quản lý. Tôi nhận thấy hiện nay có nhiều nhà báo giỏi và rất trẻ, vừa giỏi về chuyên môn, ngoại ngữ, thành thạo các loại phương tiện multimedia, nhận được sự tôn trọng của đồng nghiệp và tin tưởng của nhiều người đọc.

Một mặt là như vậy, một mặt khác, tôi biết không ít những gương mặt làm sa sút, giảm uy tín của nghề báo rất nghiêm trọng. Nhỏ như chuyện chuyên đi la cà ở các hội nghị, hội thảo để lấy tiền “ăn trưa” 100, 200 nghìn, đến chuyện tống tiền hàng chục, hàng trăm triệu đồng đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp làm bậy, họ sẵn sàng chi tiền để mua sự im lặng.

Báo Công luận
 
Những người này thực chất là mượn báo chí để trục lợi cá nhân. Nhưng vì cái mác nhà báo nên những nhà báo chân chính đã bị ảnh hưởng theo. Cái này lãnh đạo của họ có biết không? Tôi nghĩ là có biết. Nhưng hoặc vì bằng chứng chưa đầy đủ nên không thể kết luận, hoặc vì có lúc cũng nhắm mắt làm ngơ để cũng được hưởng lợi.

Nhiều người vi phạm ở cơ quan này thì xin chuyển sang cơ quan khác để tiếp tục nhân danh báo chí đi làm bậy. Vài năm nay, không ngạc nhiên khi nhiều người bị tước thẻ, nhiều tòa soạn bị xử phạt lại  thường tập trung ở một nhóm các cơ quan nhất định.

Chính vì trong làng báo còn xuất hiện những con người như vậy nên những người làm nghề nghiêm túc cũng bị ảnh hưởng uy tín theo. Gần đây, khi Cục báo chí có những hành động quyết liệt như tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử phạt... và đăng tải công khai thông tin các cá nhân, cơ quan báo chí vi phạm thì tình hình có sáng sủa lên đôi chút, những người hay làm bậy cũng “biết sợ” mà các hành vi không trắng trợn như trước.

Ngoài Cục Báo chí ra, tôi nghĩ, chính các cơ quan chủ quản của tòa soạn cũng cần có những quy chế, quy định chi tiết để tăng tính ràng buộc, sát sao trong quản lí, không phải cứ mở một tờ báo ra theo kiểu “phát canh thu tô” rồi mặc kệ, phóng viên ở dưới muốn làm gì thì làm.

Trần Anh Tú - Trưởng ban Điện tử Báo Đại Đoàn Kết:

“Phóng viên thường trú - Quản như thế nào?”

Tôi từng đi xuống một vài địa phương, gặp các phóng viên thường trú để lấy thông tin hoặc giao lưu. Tại nhiều nơi, phóng viên thường trú có quan hệ khá tốt với địa phương, có nhiều thông tin, thậm chí là những thông tin “nhạy cảm” tại địa phương, có uy tín được người dân quý mến. Thậm chí có nơi, phóng viên thường trú còn được gọi thay cho tờ báo. Tuy nhiên, sau nhiều năm làm báo, tôi thấy cách quản lý văn phòng thường trú có một số vấn đề. Nhiều tờ báo chỉ quan tâm đến kinh tế báo chí. Ký hợp đồng hoặc giao nhiệm vụ cho phóng viên tại các địa phương chỉ loanh quanh những yếu tố: Công tác phát hành báo và làm quảng cáo. Còn nội dung thì chỉ chung chung: Bám sát tôn chỉ, mục đích, định hướng của tòa soạn. Kết quả là, tin bài, đặc biệt là tin bài về tiêu cực, “trái cựa” với địa phương ở các văn phòng thường trú này rất ít.

Báo Công luận
 
Nhiều phóng viên thường trú tập hợp thành những hội, nhóm mà hoạt động chủ yếu là đến “thăm hỏi” các doanh nghiệp, cá nhân có sai phạm tại địa phương. Công khai thì dí hợp đồng “xin quảng cáo”. Còn không thì là những chiếc phong bì nho nhỏ để mua “sự im lặng”. Thế nên, nhiều cơ quan báo chí còn nghèo nhưng phóng viên tại địa phương sống khá ổn dù cả năm chỉ viết vài ba bài ca ngợi chung chung. Vừa qua, Bộ Thông tin - Truyền thông đã có đợt kiểm tra một số văn phòng thường trú, phóng viên thường trú và phát hiện ra không ít vi phạm. Tuy nhiên, theo cá nhân tôi, các cơ quan báo chí phải phát huy vai trò chủ động hơn trong việc kiểm soát phóng viên tại các địa phương, nhất là hoạt động chuyên môn. Nếu còn tình trạng bỏ lỏng chuyên môn thì sẽ vẫn còn những “ông tướng” phóng viên tác oai tác quái tại địa phương.

            Tử Hưng (Ghi)

 

Tin khác

Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho các em học sinh về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ

Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho các em học sinh về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ

(CLO) Sáng 4/5, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp các cơ sở giáo dục đại học tổ chức chương trình "Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ" tại Trường THPT Chương Mỹ B (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh tham gia.

Nghề báo
Hà Tĩnh triển khai kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ VII

Hà Tĩnh triển khai kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ VII

(CLO) Ban Tổ chức Giải Búa liềm vàng tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành kế hoạch số 37-KH/BTCG, ngày 22/4/2024 về tổ chức Giải báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ VII – năm 2024.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

(CLO) Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai vừa tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.

Nghề báo
Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam vừa công bố chùm chương trình trọng điểm, trong đó có cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng. Chương trình có 5 điểm cầu - Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TP Hồ Chí Minh - sẽ được truyền hình trực tiếp tối 5/5/2024 trên kênh VTV1.

Nghề báo
Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

(CLO) Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phát hành dự kiến vào ngày 5/5 tới, gồm 4 mẫu nói về quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của Điện Biên Phủ.

Nghề báo