Sáng mãi niềm tin Cộng sản

Thứ năm, 13/08/2020 09:14 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đồng chí Lê Khả Phiêu - nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam qua đời đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.

LTS: Đồng chí Lê Khả Phiêu - nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam qua đời đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Là nhà lãnh đạo xuất sắc, đồng chí Lê Khả Phiêu có tầm nhìn xa và tư duy chiến lược sắc sảo, đã chỉ đạo và trực tiếp tham gia nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, góp phần khẳng định, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ở một giai đoạn rất phức tạp, khó khăn, đầy thách thức trong quan hệ quốc tế. Báo Nhà báo và Công luận trân trọng đăng bài “Sáng mãi niềm tin Cộng sản” trên Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 24/2/1994 của nhà báo Hồ Quang Lợi về chuyến đi của đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Lê Khả Phiêu, lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, dẫn đầu dự Đại hội Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Italia tái lập cách đây 26 năm.

Sau những biến động chính trị ở Liên Xô, Đông Âu đưa tới sự sụp đổ của chế độ XHCN tại các nước này, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nói chung và các đảng cộng sản ở các nước Tây Âu nói riêng lâm vào một tình thế rất khó khăn. Không ít người đã khẳng định rằng “chủ nghĩa cộng sản đã chết” và các đảng cộng sản Tây Âu khó mà tránh khỏi nguy cơ tan rã.

Từ trước đến nay, Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Italia là hai đảng Cộng sản có lực lượng và vị trí chính trị - xã hội vào loại mạnh nhất ở các nước Tây Âu. Trước bối cảnh quốc tế mới, dư luận rất quan tâm diễn biến đại hội của hai đảng này diễn ra trong những ngày đầu năm 1994.

Báo Công luận

Tấm ảnh Hồ Chí Minh trong túi ngực một đảng viên PCIR lão thành

Buổi gặp gỡ trao đổi ý kiến giữa đồng chí Lê Khả Phiêu - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng đoàn đại biểu Đảng ta với  đồng chí Cô-xút-ta Chủ tịch Đảng Cộng sản Italia tái lập (PCIR) diễn ra rất sôi nổi, thân tình, tin cậy lẫn nhau. Tán đồng về những phân tích sắc sảo, thuyết phục của đồng chí Lê Khả Phiêu về tình hình thế giới và phong trào cộng sản, đồng chí Cô-xút-ta Chủ tịch Đảng Cộng sản Italia tái lập (PCIR) bày tỏ niềm vui mừng đặc biệt trước những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, cũng như bản lĩnh vững vàng của Đảng Cộng sản Việt Nam trước những thử thách lịch sử nặng nề. Khi đồng chí Cô-xút-ta nói: “Đảng PCIR chúng tôi còn rất trẻ…”, thì đồng chí Lê Khả Phiêu tiếp lời: “nhưng truyền thống của Đảng các đồng chí lại rất dày”. Đồng chí Cô-xút-ta nắm tay đồng chí Lê Khả Phiêu rất chặt, tỏ ý tán thành: “Vài năm trước đây, nhiều người không tin là PCIR có thể tồn tại. Bây giờ nhân dân đặt niềm tin mà Đảng Cộng sản bảo vệ quyền lợi cho người lao động”.

Trong những ngày dự Đại hội Đảng PCIR, các đại biểu Đảng ta đã được sống trong tình đoàn kết quốc tế nồng ấm của những người Cộng sản và tình hữu nghị của nhân dân Italia. Có một chi bộ đảng cộng sản Italia tái lập đã lấy tên là chi bộ Hồ Chí Minh. Một đảng viên 74 tuổi, trong một bữa cơm thân mật với Đoàn ta, đã nói: “Tôi rất khâm phục sự kiên định của những người Cộng sản Việt Nam. Các đồng chí Việt Nam tiếp tục con đường của Hồ Chí Minh cũng là tiếp tục con đường của Mác”. Vừa nói, người Cộng sản Italia lão thành ấy vừa lấy từ túi áo ngực ra một bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cắt từ một tờ báo. Đồng chí này cho biết: “Bức ảnh này, tôi giữ đã 15 năm nay, luôn luôn để trong túi áo ngực. Đi dự Đại hội Đảng thì tất nhiên là phải mang theo…”.

“Đừng cất Cộng sản vào túi mà phải thể hiện ra ngoài”

Đoàn đại biểu Đảng ta đã tới thăm một chi bộ thuộc đảng bộ Vơ-ni-dơ. Trong phòng họp của chi bộ, có treo ảnh Các Mác, ảnh Chê-ghê-va-ra. Đồng chí Pao-lô, một họa sĩ nổi tiếng có cảm tình đặc biệt với Việt Nam. Vợ chồng người họa sĩ rất hân hạnh được đón đồng chí Lê Khả Phiêu đến thăm nhà. Khi đồng chí Lê Khả Phiêu tới, hai người phấn khởi chạy đi mời những người hàng xóm gần gũi sang chơi. Bên cạnh chiếc lò sưởi trong phòng khách đã diễn ra một buổi chuyện trò ấm tình hữu nghị và đoàn kết quốc tế. Chị Ni-va, 45 tuổi, vợ của họa sĩ Pao-lô nói: “Tôi là đảng viên Cộng sản, tuy chưa nhận thẻ, nhưng tôi làm việc hết mình cho Đảng”. Anh Pao-lô tâm sự với đồng chí Lê Khả Phiêu: “Mấy năm qua, trước thời cuộc khó khăn, nhiều người “cất Cộng sản vào túi”. Thế mà ở Việt Nam, tôi thấy không có “Cộng sản đút túi”, mà những người Cộng sản lại tiếp tục tranh đấu đem lại những điều tốt lành cho nhân dân, làm sống lại niềm tin Cộng sản. Tôi rất đồng tình với các đồng chí Việt Nam. Hơn lúc nào hết, bây giờ là lúc cần phải thể hiện bản sắc Cộng sản ra bên ngoài”.

PCIR tồn tại và phát triển theo con đường nào?

Năm 1991, do tác động mạnh mẽ của tình hình quốc tế mà trực tiếp là các sự biến chính trị ở Liên Xô và Đông Âu, Đảng Cộng sản Italia tách thành hai đảng Đảng Dân chủ cánh tả (PDS) và Đảng Cộng sản Italia tái lập (PCIR). Trước những thử thách mới rất nặng nề, tại đại hội lần thứ nhất, các đảng viên trung kiên của PCIR vẫn khẳng định sẽ đi theo con đường XHCN, giữ vững bản chất cộng sản của Đảng. Trái với dự đoán bi quan của nhiều người, PCIR không những không bị tiêu vong mà đã có bước phát triển nhờ biết cách vận động quần chúng và có khả năng liên minh với các đảng cánh tả khác. Tháng 9/1992, PCIR trở thành đảng lớn thứ 4 ở Italia. Tháng 11/1993, Liên minh cánh tả (gồm PDS, PCIR, phong trào chống maphia, RETE, môi sinh, Liên minh dân chủ…) đã giành thắng lợi lớn, đánh bại Liên minh các đảng cầm quyền ở hầu hết cả địa phương.

Đồng chí Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trò chuyện cùng các đồng chí trong Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và nước Bạn Lào năm 1998. Ảnh: T.L

Đồng chí Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trò chuyện cùng các đồng chí trong Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và nước Bạn Lào năm 1998. Ảnh: T.L

PCIR đã họp đại hội lần thứ hai từ ngày 20 đến ngày 23/1/1994 tại thủ đô Rô-ma với sự tham gia của hơn 700 đại biểu trong nước, đại diện tất cả các đảng, phong trào chính trị ở Italia và 28 đoàn đại biểu quốc tế, trong đó có đoàn đại điểu Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Lê Khả Phiêu - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, dẫn đầu.

Đại hội đã in Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của Các Mác, đúc ảnh C.Mác bằng đồng đề tặng các đại biểu. Một số nội dung cơ bản, có tính quyết định đối với sự sống còn của Đảng đã được đại hội thảo luận rất sôi nổi và nhất trí thông qua. Vấn đề tham gia liên minh với các lực lượng cánh tả và tiến bộ, đại hội khẳng định: Khủng hoảng kinh tế - thể chế của Italia lên tới đỉnh cao, các đảng cầm quyền từ hơn 40 năm qua thoái hóa nghiêm trọng và tan rã làm bộ máy và thể chế nhà nước càng bị khủng hoảng, sự thống nhất quốc gia bị đe dọa. Từ trước đến nay, Đảng Cộng sản và các lực lượng cánh tả chủ yếu giữ lập trường đối lập, phê phán các chính quyền của phái hữu. Đến nay, lập trường và chính sách đó không còn phù hợp, các lực lượng cộng sản và cánh tả phải đủ khả năng và sẵn sàng tham gia chính quyền, phải biết đối phó với cuộc khủng hoảng toàn diện, phải chỉ ra con đường và có chương trình đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng. Tình hình đòi hỏi PCIR phải đạt được một thỏa thuận với các lực lượng cánh tả và tiến bộ khác trên cơ sở giữ vững tính tự chủ và bản sắc cộng sản của Đảng. Đại hội nhấn mạnh: Nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác, nhưng hệ tư tưởng của Đảng mở rộng từ chỗ chỉ phân tích mâu thuẫn giữa tư bản và lao động sang phân tích và xây dựng cả những mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường sống. Đảng kiên trì những lý tưởng và giá trị của CNXH. Mục tiêu cuối cùng của Đảng là xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng một xã hội mới. Về tình hình quốc tế và quan hệ đối ngoại của Đảng, Đại hội đánh giá rằng thế kỷ 20 được đánh dấu bằng thắng lợi vĩ đại của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và quá trình giải phóng dân tộc với thắng lợi của cách mạng Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba… Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu “là một sự kiện có tầm vóc lịch sử” của phong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc tế, làm mất đi sự đối trọng của chủ nghĩa tư bản. Hệ thống quốc tế đang thay đổi. Các cuộc cách mạng lớn của thế kỷ này, tuy chưa mang lại chủ nghĩa xã hội phát triển, vẫn là những phong trào giải phóng của đông đảo quần chúng. Đại hội cho rằng cần quan tâm theo dõi và suy nghĩ về con đường phát triển của Việt Nam, Trung Quốc, coi đây là những bước thử nghiệm, những giải pháp khác với con đường trật tự thế giới của Mỹ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng tặng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng tặng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Ảnh: TTXVN

Đồng chí Ác-man-đô Cô-xút-ta, được bầu lại làm Chủ tịch Đảng, không đọc bài diễn văn viết sẵn mà đã phát biểu bế mạc đại hội bằng những lời đầy tâm huyết: “Tôi là một đảng viên nhiều năm tự coi mình là người theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Không phải bây giờ Đảng ta mới đứng trước thử thách. Những năm 1921-1922, phong trào cộng sản đã trải qua những bước thăng trầm, nhưng cuối cùng những người đảng viên cộng sản vẫn tiến lên và đứng vững. Khi đảng PCIR của chúng ta ra đời, một số người theo xu hướng dân chủ cánh tả nói với tôi rằng: Các anh lập ra đảng chỉ để chứng kiến những việc chúng tôi làm. Thực tế mấy năm qua đã chứng minh rằng, Đảng PCIR không phải là một lực lượng chỉ đứng chứng kiến công việc của người khác, mà bằng những việc làm của mình, đã lãnh đạo được phong trào công nhân”.

Trong hội trường lớn được trang hoàng toàn bằng màu đỏ, các đại biểu cộng sản Italia nắm tay nhau hát vang bài Quốc tế ca, giơ cao nắm tay đồng thanh hô lớn: “Nhân dân tiến lên! Chủ nghĩa cộng sản nhất định thắng! Tự do muôn năm! Lá cờ đỏ nhất định thắng!”.

Dân chủ cởi mở, nhưng Đảng chỉ có một đường lối duy nhất

Từ Rô-ma, đoàn đại biểu Đảng ta do đồng chí Lê Khả Phiêu dẫn đầu tới Xanh U-ăng dự Đại hội lần thứ 28 đến ngày 29/1/1994 với sự tham gia của 1.581 đại biểu trong nước, 120 đoàn đại biểu quốc tế từ 95 nước và 20 nhân vật nổi tiếng của một số nước.

Nét nổi bật nhất ở Đại hội Đảng Cộng sản Pháp là bầu không khí tranh luận dân chủ, thẳng thắn và cởi mở. Trong 4 tháng (từ tháng 10/1993 đến tháng 1/1994), các tổ chức Đảng cơ sở đã thảo luận 3 văn kiện, có khoảng 13.000 ý kiến đóng góp ở các chi bộ, hơn 500 ý kiến phát biểu trên báo Nhân đạo. Tại Đại hội, nhiều đảng viên nữ trẻ măng lên diễn đàn tranh luận rất sôi nổi. Đảng Cộng sản Pháp năm 1994 có 60 vạn đảng viên, trong đó có tới 30% là nữ, riêng Paris, số đảng viên nữ chiếm tới 60%. Nhiều ý kiến nêu lên bài học kinh nghiệm là việc cải tạo cách mạng xã hội Pháp không thể thực hiện được nếu không có sự tham gia của tất cả mọi người, của nhân dân Pháp. Đảng Cộng sản phải liên minh với các lực lượng cánh tả để cô lập giai cấp tư sản, tiến hành cải tạo xã hội, trước mắt là đẩy lùi các tập đoàn tư bản tài chính. Đảng nêu lên phương châm “Dân chủ, tự quyết, mang màu sắc nước Pháp”. Trong khi chủ trương đẩy mạnh sinh hoạt dân chủ, công khai hóa trong nội bộ, Đảng kiên quyết chống việc hình thành các khuynh hướng trong Đảng, chống việc chuyển hóa Đảng thành đảng Dân chủ - xã hội. Đại hội khẳng định “đổi mới để có nhiều tính chất Cộng sản hơn”. Đảng cho phép đảng viên được giữ ý kiến khác nhau, được tranh luận công khai trong Đảng với điều kiện là phải tôn trọng đường lối của Đảng do đa số thông qua.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và nhà báo Hồ Quang Lợi.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và nhà báo Hồ Quang Lợi.

“Việt Nam: Tinh thần dũng cảm, sự năng động đáng khâm phục”

Về quan hệ quốc tế, bài diễn văn của đồng chí F.Uốc-dơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban đối ngoại, nêu rõ: “Thế giới hiện nay không phải thật tốt đẹp nhưng cuộc đấu tranh để thay đổi thế giới có những triển vọng tươi sáng”. Khi đề cập đến Việt Nam, đồng chí nhấn mạnh: “Việc từ chối khuất phục trật tự của các cường quốc đang diễn ra ở châu Á là nơi-xin chỉ nêu một ví dụ, hết sức thân thiết với những người cộng sản Pháp - nhân dân Việt Nam trong một bối cảnh hết sức phức tạp, tiếp tục thể hiện tinh thần dũng cảm và sự năng động đáng khâm phục và được khâm phục”. Trong các cuộc trao đổi ý kiến gặp gỡ với đồng chí Lê Khả Phiêu, trưởng đoàn đại biểu Đảng ta, các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp khẳng định: “Việt Nam là một biểu tượng. Trong tình hình thế giới đầy biến động, Việt Nam đã kiên định một cách quả cảm và đã vượt qua nhiều thử thách. Những người Cộng sản Pháp và Việt Nam có quan hệ lịch sử truyền thống. Tất cả mọi đảng viên Cộng sản Pháp đều biết rõ đồng chí Hồ Chí Minh là người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Chúng tôi đánh giá rất cao Việt Nam”.

Các đảng viên: Họ là ai và làm gì cho Đảng?

Đảng Cộng sản Pháp hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện phấn đấu của các đảng viên. Để phục vụ Đại hội, toàn bộ việc bố trí hội trường, tiếp khách đều do các đảng viên đảm nhiệm. Họ xin phép các cơ quan, xí nghiệp, công sở nghỉ việc không hưởng lương để phục vụ Đại hội. Do khả năng tài chính của Đảng có hạn, các đảng viên đưa các đại biểu về nhà mình để phục vụ, tổ chức bảo vệ rất chu đáo. Vào ngày nghỉ, giờ nghỉ, các đảng viên tỏa đi bán báo Nhân đạo – cơ quan ngôn luận, một vũ khí đấu tranh chính trị hết sức quan trọng của Đảng trong điều kiện chưa nắm chính quyền. Khi có các cuộc bầu cử, các đảng viên phân công nhau đi vận động các cử tri bỏ phiếu cho các ứng cử viên Cộng sản. Khi có các cuộc mít tinh, biểu tình do Đảng tổ chức, các đảng viên luôn luôn hăng hái đi đầu. Đảng Cộng sản Pháp có nhiều đảng viên là nghị sĩ quốc hội, là thị trưởng. Họ tự nguyện chỉ hưởng 20% lương, 80% còn lại được nộp và ngân quỹ của Đảng. Hằng năm, các đảng viên đến cơ sở Đảng đổi thẻ một lần, nếu ai không đến đổi coi như thôi không sinh hoạt Đảng. Từ sau năm1991, tuy phong trào Cộng sản quốc tế gặp khó khăn lớn, nhưng ở Pháp ngày càng có nhiều người đặt niềm tin vào Đảng Cộng sản, tin vào chủ nghĩa Mác. Trên thực tế, số người ra Đảng rất ít, trái lại số người gia nhập Đảng ngày càng nhiều.

Đồng chí Lê Khả Phiêu đã có cuộc trò chuyện thân mật với đồng chí Luých, người đã làm thị trưởng thành phố Soa-di Lơ Roa từ 20 năm nay. Vợ đồng chí là người đứng đầu nhóm 23 thượng nghị sĩ trong Quốc hội, có hai thư ký và hai lái xe riêng. Khi đồng chí Lê Khả Phiêu hỏi “Theo đồng chí, làm thị trưởng Cộng sản có gì khác thị trưởng không cộng sản?”. Đồng chí Luých trả lời: “Làm thị trưởng thì trước hết phải làm đúng pháp luật. Tuy nhiên, trong lúc các thị trưởng không Cộng sản lo trước hết cho tầng lớp trung lưu, thì thị trưởng Cộng sản phải chú ý lo cho người lao động”.

Có một đảng viên Cộng sản lão thành 88 tuổi, vừa là thị trưởng danh dự của thành phố Soa-di Lơ Roa, vừa là Phó Chủ tịch ủy ban quản trị của nhà máy nước. Cụ nói với đồng chí Lê Khả Phiêu: “Chúng tôi đã từng tổ chức vận động ủng hộ Việt Nam. Mỗi người chỉ cần ủng hộ 1 phrăng, đã có thể thu hàng triệu phrăng. Tôi làm việc ở nhà máy nước thành phố Soa-di Lơ Roa. Chúng tôi có kế hoạch giúp quận Đống Đa, Hà Nội lắp đặt một hệ thống dẫn nước cho phía nam quận này. Chúng tôi đang chờ đón một đại diện phi chính phủ của quận tới nhận tiền cho kế hoạch nói trên”.

Tham dự Đại hội lần thứ 2 Đảng Cộng sản tái lập Italia, Đại hội lần thứ 28 Đảng Cộng sản Pháp, đoàn đại biểu Đảng ta đã được sống những ngày thắm thiết tinh thần quốc tế cộng sản. Giữa bao biến động thời cuộc gay go, hình ảnh đất nước Việt Nam kiên cường vượt khó và niềm tin Cộng sản vẫn luôn tỏa sáng trong trái tim những người Cộng sản Pháp và Italia.

Hồ Quang Lợi

Tin khác

Bài học sâu sắc và sứ mệnh cao cả đối với thế hệ Gen Z

Bài học sâu sắc và sứ mệnh cao cả đối với thế hệ Gen Z

(CLO) Trong bối cảnh thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt, việc thế hệ Gen Z hiểu và thực hiện trách nhiệm đối với Tổ quốc sẽ là yếu tố quyết định cho sự thành công và bền vững của đất nước. Hào khí 30/4 không chỉ là một kỷ niệm trong quá khứ mà còn là nguồn động viên, khích lệ cho thế hệ trẻ tiếp tục bước đi và xây dựng tương lai tươi sáng cho Việt Nam. Đó chính là sứ mệnh cao cả mà thế hệ Gen Z đang nỗ lực thực hiện.

Tin tức
Hào khí 30/4: Nguồn động viên và cảm hứng cho thế hệ Gen Z để không ngừng phấn đấu, vươn lên

Hào khí 30/4: Nguồn động viên và cảm hứng cho thế hệ Gen Z để không ngừng phấn đấu, vươn lên

(CLO) Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của hào khí 30/4 đối với thế hệ Gen Z là sự tự hào về quốc gia và dân tộc. Việc nhớ lại lịch sử giúp cho thế hệ Gen Z có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị của hòa bình và tự do, đồng thời khuyến khích họ trân trọng những gì họ đang có và sẵn lòng đóng góp cho xã hội.

Tin tức
Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

(CLO) Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tin tức
Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

(CLO) Ngày 29/4, Cảnh sát biển hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ lần thứ nhất năm 2024.

Tin tức
Chiến tranh đã kết thúc như thế…

Chiến tranh đã kết thúc như thế…

(NB&CL) 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Thời khắc ấy báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng, cũng là thời khắc báo hiệu chiến tranh đã kết thúc. Thời khắc đáng nhớ ấy, nhiều năm sau, vẫn như đọng nguyên trong ký ức của nhiều ký giả quốc tế - những con người đã có cơ may hiếm có được ghi nhận, chứng kiến những biến động một đi không trở lại của lịch sử.

Tin tức