SÁNG TẠO ĐỔI MỚI QUYẾT LIỆT hơn nữa

Thứ năm, 10/03/2016 19:46 PM - 0 Trả lời

Mùa Giải Báo chí Quốc gia (BCQG) lần thứ X- năm 2015 đã chính thức được khởi động. Qua 9 mùa Giải, với việc không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, uy tín, Giải BCQG đã và đang khẳng định được thương hiệu của mình trong đời sống báo chí và xã hội. Song, với tư cách “người trong cuộc”, nhà báo Nguyễn Tiến Mạnh- Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Quảng Ninh, Chủ tịch HNB tỉnh Quảng Ninh cho rằng, để chất lượng Giải ngày càng được nâng cao, cPòn rất nhiều việc phải làm. Nhà báo Nguyễn Tiến Mạnh chia sẻ:

(NBCL) Mùa Giải Báo chí Quốc gia (BCQG) lần thứ X- năm 2015 đã chính thức được khởi động. Qua 9 mùa Giải, với việc không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, uy tín, Giải BCQG đã và đang khẳng định được thương hiệu của mình trong đời sống báo chí và xã hội. Song, với tư cách “người trong cuộc”, nhà báo Nguyễn Tiến Mạnh- Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Quảng Ninh, Chủ tịch HNB tỉnh Quảng Ninh cho rằng, để chất lượng Giải ngày càng được nâng cao, còn rất nhiều việc phải làm. Nhà báo Nguyễn Tiến Mạnh chia sẻ:

resize_images808464_a9_copy

Phải khẳng định, Giải BCQG qua 9 mùa đã có chất lượng ngày càng cao, xứng tầm với báo chí khu vực và sự phát triển của đất nước, được tổ chức chặt chẽ, khoa học và nghiêm túc. Điều này khẳng định uy tín của Giải BCQG và sự phát triển, lớn mạnh không ngừng của báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành cùng đất nước trên con đường hội nhập. Tuy nhiên, nhìn lại các tác phẩm đạt giải cao, dường như vẫn thiếu những bài viết tạo nên các phong trào thi đua, thiếu những tác phẩm mang tính phát hiện, tổng kết thực tiễn, thiếu những bài đề cập sâu sắc đến những vấn đề của nền kinh tế thị trường, của hội nhập quốc tế, thiếu những bức ảnh tạo nên ấn tượng mạnh… Từ suy nghĩ như vậy, theo tôi, nguyên nhân sâu xa của một vài hạn chế vừa nêu ở trên là do chúng ta chưa có sự quyết liệt, sáng tạo trong chỉ đạo hoạt động của các cấp Hội, các cơ quan báo chí, vẫn còn tình trạng đang "dễ dãi" hoá báo chí. Điều này thể hiện ở mấy khía cạnh:

Các cấp Hội chưa thật chủ động phối hợp chỉ đạo đổi mới hoạt động báo chí, nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí, đến rèn luyện, đào tạo đội ngũ hội viên, còn tư tưởng khoán trắng cho các cơ quan báo chí. Chúng ta còn “dễ dãi” trong thành lập, in ấn các tác phẩm báo chí, trong quản lý toà soạn. Với số lượng khổng lồ các cơ quan báo chí, các ấn phẩm báo chí, chúng ta đang chấp nhận tình trạng “cái gì cũng đăng” “viết kiểu gì cũng đăng”… Đã ít đi rất nhiều những bài báo được đầu tư công phu, mang dấu ấn của trí tuệ sáng tạo. “Dễ dãi” trong đào tạo, xây dựng đội ngũ. Bây giờ, đôi lúc chúng ta cứ tự hỏi, tại sao đội ngũ đông đảo như vậy lại thiếu vắng những cây viết bình luận, những cây bút viết điều tra, những nhà báo nổi danh? Một mặt, như trên chúng ta đề cập, đó là một phần tác động của nền kinh tế thị trường, nhưng phải nhìn thẳng vào đội ngũ những người làm báo hiện tại thấy cũng có vấn đề. Với đội ngũ ấy, làm thế nào để có tác phẩm báo chí chất lượng cao?

Từ những thành tựu và các vấn đề nêu trên, theo tôi để nâng cao hơn nữa chất lượng Giải Báo chí Quốc gia, cần thiết phải quan tâm đến những vấn đề cụ thể như:

Thứ nhất, Hội Nhà báo Việt Nam, các cấp Hội Nhà báo cần phải xác định Giải BCQG là động lực để đổi mới hoạt động của các cấp Hội, các cơ quan báo chí và là động lực để các nhà báo sáng tạo chứ không đơn giản chỉ là mục đích của các cấp Hội, các cơ quan báo chí, của hội viên. Từ quan điểm như vậy, cần thiết phải nâng cao hơn nữa công tác chỉ đạo từ các cấp Hội Trung ương, địa phương trong việc đổi mới hoạt động báo chí, gắn hoạt động báo chí với các vấn đề thực tiễn của từng vùng đất.

Thứ hai, các cấp Hội phải phối hợp chặt chẽ với chuyên môn trong việc định hướng, chỉ đạo thực hiện các tác phẩm báo chí chất lượng cao vừa phục vụ cho công tác tuyên truyền vừa là nguồn để tham dự Giải báo chí hàng năm, gắn việc đổi mới hoạt động của các cơ quan báo chí, các cấp Hội với sáng tạo các tác phẩm báo chí chất lượng cao… Bởi xét cho cùng, Giải BCQG phải phục vụ cho sự đổi mới, phát triển của đất nước, khẳng định sự phát triển, tầm vóc của các cơ quan báo chí, các cấp Hội chứ không phải là vinh quang cho bất cứ cá nhân nào. Điều này cũng thể hiện rất rõ qua việc Hội Nhà báo Quảng Ninh tham dự Giải BCQG lần thứ 9. Hai tác phẩm đạt giải A và C cũng như có đến 5 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo là thành quả của sự chỉ đạo, đổi mới quyết liệt công tác tuyên truyền của các cơ quan báo và cách lựa chọn tiêu chí chấm giải. Đây đều là các tác phẩm đạt giải nhất tỉnh.

Thứ ba, bản thân các cấp Hội cũng phải có phương pháp phù hợp, phải có hệ thống tuyển chọn, xét giải báo chí phù hợp với Giải BCQG. Thứ tư, Hội đồng Giải BCQG nên được coi và hoạt động thường niên chứ không chỉ hoạt động trong thời gian xét giải như hiện nay. Về bản chất, thành viên hội đồng Giải BCQG đều là các nhà báo kỳ cựu, giỏi nghề, những “cây đa, cây đề” trong làng báo, vì vậy không lẽ gì các cấp Hội không tranh thủ kiến thức, kinh nghiệm của họ để gợi ý cho các chi hội, các nhà báo chọn lựa vấn đề, cách thể hiện tác phẩm chất lượng cao? Chắc chắn, từ những chủ động, đổi mới, sáng tạo, tìm tòi từ các cấp Hội, các nhà báo, được sự gợi mở của những thành viên Hội đồng, chúng ta sẽ có những tác phẩm xuất sắc hơn, chất lượng hơn. Tốt + tốt chắc chắn là thành 2 tốt tốt.

Thứ năm, hiện tại chúng ta chỉ chú ý đến điểm dừng là việc xét giải các tác phẩm báo chí và công bố giải, chưa chú ý nhiều đến “hậu” tác động xã hội của Giải BCQG. Bên cạnh việc tập hợp các tác phẩm đạt giải cao, in ấn, phát hành cho các chi hội làm tài liệu sinh hoạt nghiệp vụ như HNBVN đã và đang làm thì cần tiếp tục đăng tải các tác phẩm này ở các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương. Từ quan điểm, Giải BCQG phải thực sự góp sức vào công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, các tác phẩm đạt giải cao sẽ có cơ hội thử thách lần hai, khi các cấp, các ngành, đông đảo độc giả, hội viên trong toàn quốc đón nhận, kiểm chứng. Thực ra, việc này các cơ quan báo chí cũng có thể làm được, tuy nhiên khá phức tạp bởi luật và những quy định về quyền tác giả.

Và tiếp đến, về lâu dài, nên quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ những người làm báo cho tương lai, một thế hệ làm nên bản sắc và quyết định sự thành bại của nền báo chí cách mạng…

LAN VI (Ghi)

Tin khác

Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho các em học sinh về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ

Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho các em học sinh về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ

(CLO) Sáng 4/5, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp các cơ sở giáo dục đại học tổ chức chương trình "Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ" tại Trường THPT Chương Mỹ B (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh tham gia.

Nghề báo
Hà Tĩnh triển khai kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ VII

Hà Tĩnh triển khai kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ VII

(CLO) Ban Tổ chức Giải Búa liềm vàng tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành kế hoạch số 37-KH/BTCG, ngày 22/4/2024 về tổ chức Giải báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ VII – năm 2024.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

Báo Lao động Thủ đô tổ chức Đối thoại - Giao lưu trực tuyến về sức khỏe và an toàn lao động

(CLO) Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai vừa tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.

Nghề báo
Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

Chương trình “Dưới lá cờ Quyết Thắng” sẽ được truyền hình trực tiếp ở 5 điểm cầu

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam vừa công bố chùm chương trình trọng điểm, trong đó có cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng. Chương trình có 5 điểm cầu - Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TP Hồ Chí Minh - sẽ được truyền hình trực tiếp tối 5/5/2024 trên kênh VTV1.

Nghề báo
Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

(CLO) Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phát hành dự kiến vào ngày 5/5 tới, gồm 4 mẫu nói về quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của Điện Biên Phủ.

Nghề báo