Sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, thương mại Việt Nam - Nhật Bản tăng trưởng kinh ngạc

Thứ ba, 07/03/2023 10:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tính đến năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đạt gần 50 tỷ USD, đưa Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Sau 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973 - 2023), thương mại song phương giữa 2 nước đã tăng trưởng đáng kinh ngạc. Trong giai đoạn 1998 đến năm 2003, Nhật Bản là đối tác thương mại số 1 của Việt Nam.

Từ năm 2004, mặc dù Nhật Bản không còn là đối tác thương mại lớn nhất, thế nhưng điều này không có nghĩa là quan hệ thương mại Việt - Nhật suy giảm. Bởi vì xét về giá trị và tốc độ tăng kim ngạch mậu dịch hai chiều, các chỉ số này đều tăng rất mạnh.

sau 50 nam thiet lap quan he ngoai giao thuong mai viet nam  nhat ban tang truong kinh ngac hinh 1

Vải thiều là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. (Ảnh: JPB)

Tính đến năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đạt gần 50 tỷ USD, đưa Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đạt gần 25 tỷ USD, nhập khẩu đạt gần 24 tỷ USD.

Về Hợp tác phát triển (ODA), sau hơn 30 năm, Nhật Bản trở thành quốc gia viện trợ ODA hàng đầu của Việt Nam với trên 2.700 tỷ Yên vốn vay, gần 100 tỷ Yên viện trợ không hoàn lại và 180 tỷ Yên hỗ trợ cho hợp tác kỹ thuật; góp phần quan trọng trong việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững; hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam...

Về đầu tư, đến nay Nhật Bản có hơn 5.000 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 70 tỷ USD, đứng thứ 3/141 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. 

Và Việt Nam có 104 dự án đầu tư sang Nhật Bản với vốn đầu tư đăng ký đạt 19,2 triệu USD, đứng thứ 36 trong tổng số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. 

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam và Nhật Bản đều đang là thành viên của 4 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương gồm: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Toàn diện kinh tế khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là quốc gia đối tác đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương nhiều nhất với nước ta. Vì vậy Việt Nam và Nhật Bản sẽ có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để mở rộng và tăng cường hợp tác giao thương trong nhiều lĩnh vực. 

Chưa kể hiện nay nhóm sản phẩm mặt hàng mà Nhật Bản có nhu cầu khá đa dạng mà Việt Nam có thế mạnh và tiềm năng trở thành nguồn cung ứng chính như thực phẩm chế biến, nông sản, trái cây, các sản phẩm từ gạo, hàng thuỷ hải sản,…

Việt Nam cũng đã và đang xuất khẩu một vài sản phẩm nông sản và thực phẩm chế biến sẵn sang Nhật Bản như sữa dừa, nước dừa, cà phê,… 

Tuy nhiên, các mặt hàng mới chỉ ở mức độ phục vụ chủ yếu cho cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại Nhật mà chưa mở rộng phân phối tới các hệ thống siêu thị lớn và các sản phẩm cung cấp cũng chưa được phong phú, đa dạng để tiếp cận được người dân bản địa.  

Dù vậy, cả 2 quốc gia đều đang đẩy mạnh quá trình xúc tiến thương mại lẫn nhau, nhiều mặt hàng nông sản truyền thống của Việt Nam, như gạo hay vải thiều đã có mặt tại thị trường Nhật Bản.

sau 50 nam thiet lap quan he ngoai giao thuong mai viet nam  nhat ban tang truong kinh ngac hinh 2

Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (Ảnh: VV)

Trong hội thảo kinh tế cấp cao Việt Nam - Nhật Bản, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao tổ chức sáng nay (7/3), ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Trong thời gian qua, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đã đạt được nhiều kết quả tích cực, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho 2 đất nước. Hai bên còn nhiều dư địa để tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại và đầu tư.

“Nhiệm vụ của chúng ra là cùng phối hợp chặt chẽ để tiếp tục duy trì và phát triển hợp tác giữa hai bên; cùng tìm kiếm, mở ra những cơ hội hợp tác mới phù hợp với nhu cầu và thế mạnh của mỗi bên, tạo ra thành quả hợp tác tương xứng với tiềm năng to lớn của Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Vượt kế hoạch thu hút đầu tư cả năm 2024

Nam Định: Vượt kế hoạch thu hút đầu tư cả năm 2024

(CLO) Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Nam Định đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án đầu tư mới tương đương khoảng 240 triệu USD; vượt kế hoạch thu hút đầu tư cả năm 2024 (kế hoạch đề ra 200 triệu USD).

Kinh tế vĩ mô
Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

Quy mô kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt hơn 1.570 nghìn tỷ đồng

(CLO) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao với tổng vốn đầu tư trên 100 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án nhà máy giấy bao bì công nghệ cao từ nguyên liệu giấy phế liệu tái chế và bột giấy tại KCN Bảo Minh mở rộng (huyện Vụ Bản).

Kinh tế vĩ mô
Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn 'sống khỏe'

Nghịch lý: Doanh nghiệp “chết yểu” tăng liên tục, ngân hàng vẫn "sống khỏe"

(CLO) Theo báo cáo của VEPR, có một nghịch lý là trong khi cần để san sẻ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thì các ngân hàng vẫn duy trì mức sinh lời cao từ hoạt động cho vay.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô