Sau Covid-19, Ấn Độ tan hoang vì 'bão' châu chấu hoành hành

Thứ sáu, 05/06/2020 13:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) 'Binh đoàn' châu chấu với hàng triệu con đã tấn công 7 tiểu bang ở vùng trung tâm của Ấn Độ, phá hoại nhiều ruộng rau củ khiến người nông dân nước này lâm vào cảnh khốn đốn.

Báo Công luận

"Bão" châu chấu ở Ấn Độ. Ảnh: TL

Trăm phương ngàn kế đối phó

Ấn Độ đang thử đủ mọi cách có thể để đối phó với cuộc tấn công của hàng triệu con châu chấu sa mạc. Từ thiết bị bay không người lái, xe cứu hỏa tới những biện pháp "kì lạ" hơn như gõ, đập các đồ dùng và bật nhạc âm lượng lớn... cũng không giúp được những người nông dân của nước này hết khốn đốn.

"Từ trước đến nay, chúng tôi chưa từng chứng kiến điều gì tương tự như những gì đã và đang xảy ra trong vòng 6 tháng qua ở Ấn Độ...", ông Bhagirath Choudhary, Giám đốc trung tâm Công nghệ Sinh học Nam Á tại New Delhi, cho biết.

Khi những người nông dân Ấn Độ chỉ vừa mới thoát được dịch châu chấu bùng phát cuối năm ngoái thì họ lại phải hứng chịu một đợt tấn công mới, dữ dội hơn, xảy ra vào cùng thời điểm đại dịch COVID-19 hoành hành và nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề do những lệnh hạn chế để chống dịch.

Lệnh phong tỏa được chính phủ Ấn Độ ban bố hồi cuối tháng 3 vừa qua đã đẩy hàng triệu người dân lâm vào cảnh đói nghèo, khi họ mất đi việc làm và nguồn thu nhập.

Trong khi đó, dịch châu chấu mới đây còn được đánh giá là tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua, khi có đến 7 tiểu bang phải hứng chịu các cuộc tấn công khủng khiếp của loài côn trùng này, khiến nhiều người dân Ấn Độ, đặc biệt là những người nông dân, hết sức bối rối.

Lần gần đây nhất quốc gia này bị châu chấu tấn công trên diện rộng là năm 1993, khi những cơn mưa lớn tạo ra môi trường thuận lợi để loài côn trùng này sinh sản tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan.

Họ đã phải thử đủ mọi cách để xua đuổi châu chấu, từ chuyện tự chế máy kéo phun thuốc diệt côn trùng, gõ xoong nồi để tạo tiếng động mạnh, tới đốt pháo hoa hay mở nhạc âm lượng lớn ở giữa những cánh đồng của họ. 

Những biện pháp "thủ công" này không có tác dụng về lâu dài và thậm chí còn gây trở ngại tới việc tập trung kiểm soát mục tiêu của chính quyền.

'Binh đoàn' châu chấu đe dọa an ninh lương thực

Các đàn châu chấu có thể bay đến 150km mỗi ngày và châu chấu trưởng thành có thể ăn một khối lượng thức ăn bằng trọng lượng cơ thể của chính nó trong một ngày.

Theo Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc (FAO), một đàn châu chấu nhỏ có thể ăn hết số thực phẩm đủ để nuôi 35.000 miệng ăn chỉ trong vòng một ngày.

"Những người nông dân đang than khóc, họ không biết phải làm gì... Đây thực sự là một thiên tai", ông Choudhary nói với Reuters.

Theo dự đoán của các chuyên gia, nếu loài côn trùng này tiếp tục sinh sôi, thì Ấn Độ sẽ chịu những thiệt hại khủng khiếp trong tháng 6 và tháng 7, giai đoạn phát triển của các loại cây lương thực như lúa, đậu tương, ngô hay những cây nông nghiệp khác như cây mía và cây bông.

"Làn sóng dịch châu chấu mới có thể khiến tình hình bất ổn an ninh lương thực thêm trầm trọng và khiến thêm nhiều người rơi vào tình trạng đói ăn do thiếu lương thực", ông Andre Laperriere, Giám đốc Điều hành của công ty Global Open Data for Agriculture and Nutrition (GODAN).

Tuần trước, thành phố Delhi và các quận lân cận đã nhận được cảnh báo cấp độ cao về nguy cơ châu chấu tấn công và chính quyền địa phương đã khuyến cáo người dân đóng chặt các cửa ra vào và cửa sổ.

Không chỉ Ấn Độ, mà nhiều quốc gia Đông Phi như Somalia, Ethiopia, Kenya, Eritrea và Djibouti cũng hứng chịu sự tấn công khủng khiếp của dịch châu chấu và khiến mùa màng bị thiệt hại nặng nề và đe dọa an ninh lương thực tại các quốc gia này.

Pakistan, nước láng giềng của Ấn Độ cũng chịu chung số phận, khiến giới chức nước này phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Mộc Lan

Tin khác

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây 'giải nhiệt'

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây "giải nhiệt"

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết ở Hà Nội rất oi bức, nền nhiệt ngoài trời có lúc lên đến 40 độ C nên nhiều người dân đã đến Công viên nước Hồ Tây để "giải nhiệt" và vui chơi.

Đời sống
Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

(CLO) Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã xử lý tài xế xe Limousine có hành vi lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua phản ánh của người dân.

Đời sống
Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp trong đó có 3.916 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đời sống
Ninh Bình tạm cấm xe tại một số tuyến đường dịp lễ 30/4 và 1/5

Ninh Bình tạm cấm xe tại một số tuyến đường dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Để phục vụ công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho các sự kiện trong dịp lễ 30/4 - 1/5, Công an TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình sẽ phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện di chuyển qua trung tâm thành phố Ninh Bình.

Đời sống
Miền Bắc: Chuẩn bị đón 7 ngày mưa giông, đề phòng mưa đá, giông lốc

Miền Bắc: Chuẩn bị đón 7 ngày mưa giông, đề phòng mưa đá, giông lốc

(CLO) Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, từ chiều tối 30/4 - 7/5, miền Bắc có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa giông cần đề phòng mưa đá, lốc xoáy.

Đời sống