Sau ngày 15/8, TP. HCM sẽ thực hiện “mục tiêu kép” thế nào?

Chủ nhật, 15/08/2021 07:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau ngày 15/8, một lần nữa TP. HCM tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội thêm 1 tháng. Mục tiêu là tới ngày 15/9, thành phố sẽ kiểm soát được dịch bệnh.

Bỏ giãn cách sớm sẽ khiến công tác chống dịch “đổ vỡ”

Hôm nay, ngày 15/8 là thời điểm kết thúc đợt 2 việc thực hiện Chỉ thị 16 tăng cường tại TP. HCM. Hiện tại, dù số lượng ca nhiễm trong ngày đang có xu hướng đi ngang, thế nhưng tình hình vẫn còn rất phức tạp, với hàng nghìn ca nhiễm mới trong ngày.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, một lần nữa TP. HCM tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội thêm 1 tháng nữa. Mục tiêu là tới ngày 15/9, thành phố sẽ kiểm soát được dịch bệnh.

Bỏ giãn cách sớm sẽ khiến công tác chống dịch “đổ vỡ”.

Bỏ giãn cách sớm sẽ khiến công tác chống dịch “đổ vỡ”.

Theo nhận định của giới chuyên gia kinh tế, TP. HCM tiếp tục giãn cách xã hội là điều cần thiết trong việc thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ đã đề ra.

Nhận định về điều này, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế khẳng định: Việt Nam bắt buộc phải thực hiện “mục tiêu kép”, để dung hòa việc phát triển kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh. 

Thế nhưng, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, cả hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và TP. HCM đang rơi vào thế khó khăn, thì trong 1 - 6 tháng tới, nên ưu tiên chống dịch, thay vì đẩy mạnh phát triển kinh tế.

“Đại dịch Covid-19 đã đánh vào nền kinh tế, gây thiệt hại nặng nhất từ trước tới nay. Nếu Việt Nam không kiểm soát được dịch bệnh, nền kinh tế sẽ “vỡ toang”. 

Trong một kịch bản xấu nhất, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 có thể rơi vào khoảng 3% - 4%. Nếu xấu hơn nữa, có thể giống như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan hay như “người hàng xóm” Campuchia”, TS Nguyễn Trí Hiếu nói.

Trong khi đó, theo khuyến nghị của Tổ tư vấn chính sách phòng chống dịch bệnh và phục hồi kinh tế, ở thời điểm này, không chỉ TP. HCM, mà cả vùng Nam Bộ đang là “tâm điểm” của dịch bệnh. 

Đặc biệt, tại Bình Dương, ngày càng ghi nhận thêm nhiều ca bệnh mới mỗi ngày, điều này đã tạo ra áp lực điều trị rất lớn cho Bình Dương, và có thể địa phương này phải nhờ hỗ trợ.

“Do đó, nếu các tỉnh lân cận không làm tốt giãn cách, và TP. HCM gỡ bỏ giãn cách quá sớm, thành quả chống dịch của TP. HCM có thể bị xóa sổ”, Tổ tư vấn nhấn mạnh.

Sau ngày 15/8, TP. HCM sẽ thực hiện “mục tiêu kép” thế nào?

Tổ tư vấn chính sách chống dịch và phục hồi kinh tế khuyến nghị: Sau ngày 15/8, TP. HCM sẽ bước vào giai đoạn “củng cố” cho tới ngày 30/8. Giai đoạn này sẽ tập trung vào 4 yêu cầu chính.

Thứ nhất là tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Đồng thời, lệnh giới nghiêm vẫn sẽ phải duy trì để đảm bảo an toàn chống dịch. Tuy nhiên, Tổ tư vấn kiến nghị TP. HCM nên mở thêm các “luồng xanh” cho đoàn cứu trợ, mua thuốc men và chăm sóc bệnh nhân.

Sau ngày 15/8, TP.HCM sẽ bước vào giai đoạn “củng cố” cho tới ngày 30/8.

Sau ngày 15/8, TP.HCM sẽ bước vào giai đoạn “củng cố” cho tới ngày 30/8.

Thứ hai là tăng cường tiêm vắc-xin, ít nhất đạt 70% dân số thành phố trên 18 tuổi. Đồng thời, Tổ tư vấn kiến nghị thí điểm tiêm mũi 1 cho 15% lực lượng lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và lên kế hoạch tiêm mũi 2 cho 85% người lao động đã tiêm 1 mũi một. Đối với các khu công nghiệp có tỷ lệ tiêm chủng cao thì nới lỏng một phần quy định.

Thứ ba, Tổ tư vấn kiến nghị thí điểm “xanh hóa” quận huyện xanh dựa trên mức độ rủi ro và tính khả thi. Hai quận/huyện có thể thí điểm là Cần Giờ và Phú Nhuận. 

Trong đó Cần Giờ nhờ đặc thù địa lý huyện đảo, có ranh giới tự nhiên là phà Bình Khánh có độ khả thi cao hơn để có thể giảm từng buốc xuống Chỉ thị 16 rồi Chỉ thị 15. 

Cuối cùng, Tổ tư vấn đề nghị các cấp lãnh đạo tại TP. HCM tập trung điều trị các ca F0 khỏi bệnh và tiếp tục giải ngân hết các gói hỗ trợ.

Sau giai đoạn “củng cố”, Tổ tư vấn kiến nghị TP. HCM sẽ bước vào giai đoạn “chuyển tiếp” và “tái thiết”. Trong giai đoạn này, TP. HCM sẽ phải tiếp tục kiểm soát triệt để dịch bệnh, từ đó tăng tốc phục hồi kinh tế trong giai đoạn “bình thường mới”.

Trong khi đó, Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết, sau 15/8,  thành phố đã có kế hoạch tăng cường kế hoạch phòng chống dịch trong giai đoạn từ 15-8 đến 15-9. Trong đó, phân ra hai giai đoạn từ 15-8 đến cuối tháng 8 và 1-9 đến 15-9.

Ông Đức cũng tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp giãn cách xã hội, nhà cách ly với nhà, nhất là tại các khu phong tỏa. Bởi nếu thực hiện nghiêm vấn đề này thì dịch bệnh mới sớm được kiểm soát.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp