Sau Trung Quốc và Đài Loan, Hàn Quốc nộp đơn xin gia nhập CPTPP

Thứ ba, 14/12/2021 07:18 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki vào hôm 13/12 đã xác nhận nước này sẽ bắt đầu tiến trình chuẩn bị gia nhập CPTPP.

“Hàn Quốc sẽ bắt đầu các thủ tục liên quan, dựa trên thảo luận với các bên khác nhau để thúc đẩy việc trở thành thành viên của CPTPP”, ông Hong Nam-ki cho biết tại cuộc họp nội các về các vấn đề kinh tế đối ngoại tại Seoul sáng hôm 13/12.

sau trung quoc va dai loan han quoc nop don xin gia nhap cptpp hinh 1

Ông Hong Nam-ki, Phó thủ tướng Hàn Quốc kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc. Ảnh: Korea Herald.

Chính quyền Hàn Quốc được cho là sẽ nộp đơn xin trở thành thành viên của Hiệp định CPTPP sau khi báo cáo ý định lên Quốc hội nước này.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một hiệp định thương mại tự do liên kết giữa 11 nước bao gồm Canada, Australia, Brunei, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, có quy mô GDP khối lên tới 13.500 tỷ USD.

Vào tháng 10, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yeo Han-koo cho biết chính phủ đang “xem xét nghiêm túc và tích cực” khả năng xin gia nhập khối. Nếu trở thành thành viên, Hàn Quốc - có quy mô GDP hàng năm khoảng 1.640 tỷ USD - sẽ là nền kinh tế lớn thứ ba của khối này, xếp sau Nhật Bản và Canada.

Trước đó, vào ngày 8/12, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết, Hàn Quốc đang cân nhắc trở thành thành viên của CPTPP nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của nước này.

Theo một báo cáo năm 2019 của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson có trụ sở tại Washington (Mỹ), Hàn Quốc có thể hưởng lợi 86 tỷ USD mỗi năm nếu gia nhập CPTPP.

“Hàn Quốc không thể tiếp tục khoanh tay đứng nhìn sự chuyển hướng thương mại sang các quốc gia khác và đứng ngoài chuỗi cung ứng toàn cầu”, giáo sư Chol Byung-il tại Đại học Ewha, Seoul nhận định.

Phản ứng của các nước

sau trung quoc va dai loan han quoc nop don xin gia nhap cptpp hinh 2

Để trở thành thành viên của CPTPP, Hàn Quốc phải nhận được sự đồng thuận của cả 11 quốc gia thành viên hiện tại. Ảnh: CPTPP.

Thủ tướng Australia Scott Morrison bày tỏ sự ủng hộ về việc Hàn Quốc gia nhập hiệp định sau cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm 13/12.

“Chúng tôi là những đối tác thương mại quan trọng và Australia hoan nghênh triển vọng Hàn Quốc gia nhập CPTPP. Chúng tôi rất mong đợi để trở thành đối tác tại CPTPP với Hàn Quốc”, ông Morrison phát biểu tại cuộc họp báo chung với ông Moon.

Trong khi đó, một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết Tokyo cần xem liệu Hàn Quốc có thể đáp ứng các quy tắc thương mại tự do tiêu chuẩn cao với tư cách là thành viên CPTPP hay không.

Đồng thời, nguồn tin cho biết phía Tokyo bày tỏ lập trường thận trọng đối với ý định nộp đơn của nước này. Nguồn tin cũng đề cập đến “một số vấn đề trong quan hệ” giữa hai quốc gia, như tranh cãi về xâm phạm lao động thời chiến và việc Hàn Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu một số sản phẩm thủy sản từ Nhật Bản sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011.

“Có nhiều cảm giác trái ngược ở Nhật Bản về việc Hàn Quốc nộp đơn xin gia nhập CPTPP”, một quan chức Nhật Bản giấu tên nói với Financial Times.

Hồi tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bày tỏ sẵn lòng xem xét việc gia nhập CPTPP. Hàn Quốc hiện là thành viên của hiệp định thương mại Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) gồm 15 quốc gia, sẽ có hiệu lực vào 1/1 tới đây. Thỏa thuận tự do mậu dịch khu vực do Trung Quốc khởi xướng và có sự tham gia của 15 quốc gia châu Á cũng bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, New Zealand và Hiệp hội các quốc gia thành viên Đông Nam Á.

Sự rời đi của Mỹ

CPTPP ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều nền kinh tế lớn trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn khiến cho tầm quan trọng của các mối quan hệ thương mại chặt chẽ ngày càng được chú trọng.

Hồi tháng 9 năm nay, cả Trung Quốc và Đài Loan đều đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP. Điều này khiến cho các nước thành viên của khối, vốn do Mỹ thành lập, bị đặt vào tình thế phải loay hoay tính toán thiệt hơn khi chấp nhận đơn của một hoặc cả hai nền kinh tế. Hồi tháng 2 vừa qua, Anh cũng xin gia nhập CPTPP.

CPTPP, tiền thân là Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), được ký kết vào năm 2018. TPP là một thỏa thuận thương mại tự do do Mỹ khởi xướng từ thời Tổng thống Barack Obama nhằm đối trọng với tầm ảnh hưởng ngày càng lớn cả về kinh tế và chính trị của Trung Quốc tại khu vực.

Mỹ đã rút khỏi hiệp ước TPP - tiền thân của CPTPP dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump vào năm 2017. Sau đó, hiệp định đổi tên thành CPTPP và được ký kết vào năm 2018 mà không có sự tham gia của Mỹ.

Người kế nhiệm, Joe Biden, đã hứa hẹn trước cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái về khả năng đàm phán nối lại thỏa thuận, nhưng không đưa ra bất kỳ kế hoạch cụ thể nào kể từ khi nhậm chức.

Đến hôm 15/11, trong chuyến thăm Nhật Bản, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo khẳng định lại lập trường của chính quyền Biden là hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương nguyên bản “không phải là cơ chế Mỹ sẽ tham gia hiện tại”. Nước này hướng đến việc hình thành một khuôn khổ kinh tế khác vượt ra khỏi CPTPP và “có thể mạnh mẽ hơn ở một số phương diện”.

Trong cuộc gặp với Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai tại Tokyo vào hôm 17/11 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yoshimasa Hayashi đã đưa ra lời kêu gọi Mỹ quay lại TPP và tham gia nhiều hơn vào trật tự quốc tế ở khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương.

Hương Vũ (Tổng hợp)

Bình Luận

Tin khác

Lễ hội Tinh dầu lần thứ nhất, chủ đề “Quế và tinh dầu quế”

Lễ hội Tinh dầu lần thứ nhất, chủ đề “Quế và tinh dầu quế”

(CLO) Nhằm hưởng ứng lễ chào mừng 65 năm ngày thành lập ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, từ ngày 24 - 26/4/2024, Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức sự kiện “Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

Xăng E5 RON92 giảm nhỏ giọt... 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

(CLO) Từ 15h hôm nay (2/5), giá xăng E5 RON92 giảm 8 đồng/lít, còn xăng RON95 tăng 40 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Phú Quốc: Tiềm năng tăng trưởng lớn từ bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài

Phú Quốc: Tiềm năng tăng trưởng lớn từ bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài

(CLO) Nền kinh tế Phú Quốc trong năm 2023 đã có những bứt phá ấn tượng. Tổng thu ngân sách toàn tỉnh Kiên Giang năm 2023 đạt 15.120 tỉ đồng, trong đó Phú Quốc đóng góp 51,7%, doanh thu từ du lịch Phú Quốc chiếm 85% toàn tỉnh. Trên đà tăng trưởng của kinh tế, thị trường bất động sản Phú Quốc có sự khởi sắc. Đáng chú ý, bất động sản đảo ngọc ghi nhận sức hút lớn của bất động sản nhà ở sở hữu lâu dài.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt châu Âu chuẩn bị tăng giá?

Khí đốt châu Âu chuẩn bị tăng giá?

(CLO) Các nhà quản lý danh mục đầu tư đã đặt cược rằng giá khí đốt tự nhiên chuẩn của châu Âu sẽ tăng lên mức cao nhất trong sáu tháng, dự kiến sẽ tiếp tục biến động khi khối hiện đang bắt đầu dự trữ nguồn cung cho mùa đông tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ukraine kêu gọi EU giúp bảo vệ kho khí đốt khỏi các cuộc tấn công của Nga

Ukraine kêu gọi EU giúp bảo vệ kho khí đốt khỏi các cuộc tấn công của Nga

(CLO) Người đứng đầu công ty năng lượng quốc gia Ukraine đã kêu gọi các nước EU giúp bảo vệ các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên của họ khỏi một loạt các cuộc tấn công gần đây của Nga để quốc gia này có thể tiếp tục góp phần “hạ nhiệt” giá nhiên liệu trên khắp lục địa.

Thị trường - Doanh nghiệp