Sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp khi chất lượng không khí ô nhiễm tới mức nguy hại

Thứ tư, 10/06/2020 09:10 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dự thảo luật Bảo vệ môi trường do Bộ TNMT vừa ban hành đã bổ sung nhiều điểm mới nhằm tăng cường trách nhiệm cơ quan quản lý và siết chặt hơn các biện pháp giảm ô nhiễm. Đáng chú ý, bộ TNMT đề xuất cần công bố tình trạng khẩn cấp nếu xảy ra ô nhiễm không khí tới mức nguy hại.

Sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp khi chất lượng không khí ô nhiễm tới mức nguy hại

Sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp khi chất lượng không khí ô nhiễm tới mức nguy hại

Sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp khi chất lượng không khí ô nhiễm tới mức nguy hại

Trả lời báo chí ông Lê Hoài Nam, Vụ trưởng Quản lý chất lượng môi trường - Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cho biết, vấn đề ô nhiễm không khí trong vài năm gần đây ngày càng trở nên bức xúc, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư. Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) (BVMT) sẽ bổ sung quy định xác lập và triển khai quản lý chất lượng không khí trong địa bàn, vùng lãnh thổ.

Theo đó, luật BVMT sửa đổi cũng đã quy định, phân công rất rõ trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng không khí của Thủ tướng Chính phủ là ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện; chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng.

Bộ TNMT chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hướng dẫn thực hiện các hoạt động phòng ngừa, kiểm tra, giám sát, xử lý các nguồn bụi, khí thải gây ô nhiễm không khí, quản lý chất lượng môi trường không khí trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện; chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn quản lý.

Theo đó, khi chất lượng không khí ở mức rất xấu hoặc nguy hại theo thang tính AQI, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp và ban hành biện pháp khẩn cấp để khắc phục ô nhiễm ở phạm vi cả nước và từng cấp địa phương.

"Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của từng địa phương và cả nước mà Chủ tịch UBND các tỉnh đó đưa ra quyết định. Và tầm quốc gia thì Thủ tướng sẽ đưa ra những biện pháp tương tự nếu phạm vi ra cả nước. Dự thảo Luật không quy định các biện pháp phải thực hiện khi ban bố tình trạng khẩn cấp. Phương án cụ thể sẽ do chủ tịch UBND các tỉnh, thành quy định theo thực tế", ông Lê Hoài Nam cho hay.

Ông Lê Hoài Nam cho biết thêm, việc quy định trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp ô nhiễm không khí nghiêm trọng liên vùng, liên tỉnh là Thủ tướng Chính phủ và nội tỉnh là UBND cấp tỉnh là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ, trường hợp xảy ra trong nội tỉnh thì UBND cấp tỉnh đủ thẩm quyền để ra lệnh, điều động các nguồn lực (nhân lực, vật lực ....) tại chỗ của tỉnh để ứng phó, xử lý một cách nhanh chóng, kịp thời nhất.

Riêng đối với trường hợp ô nhiễm không khí liên vùng, liên tỉnh thì phải có sự chỉ đạo đồng bộ từ Thủ tướng Chính phủ tới các Bộ, ngành, UBND các tỉnh chịu ảnh hưởng để huy động nguồn lực từ Trung ương, các địa phương ứng phó, xử lý. 

Nhận định từ thực tế ô nhiễm không khí tại Việt Nam hiện nay, ông Phạm Văn Sơn - Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam cho rằng; ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Hà Nội và TP.HCM thời gian qua là kết quả sau quá trình dài tích tụ các nguồn thải gây ô nhiễm không khí từ chính các hoạt động sinh hoạt, sản xuất hằng ngày của con người. Trong khi đó, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó ô nhiễm chưa được chú trọng.

Theo ông Sơn, việc xác định rõ trách nhiệm của các lực lượng chức năng, các cấp từ ủy ban quốc gia, lãnh đạo cấp tỉnh, thành trong việc bảo vệ không khí, bảo vệ môi trường là cần thiết nhưng không phải chỉ ra ai có trách nhiệm thông báo mà phải giải quyết vấn đề tận gốc là phòng ngừa. Hiện nay, nguyên nhân gây ô nhiễm đã được nhận diện. Vấn đề quan trọng nhất là phải làm sao ngăn chặn, giảm thiểu, kiểm soát để những trường hợp khẩn cấp về ô nhiễm không khí không xảy ra.

“Cần có một chiến lược rõ ràng trong công tác ứng phó, phòng chống ô nhiễm không khí tại Việt Nam, phân rõ trách nhiệm từng ban, ngành, cấp lãnh đạo. Trường hợp khẩn cấp, cơ quan quản lý cần nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu đáng tin cậy, thông báo cho người dân biết phải làm gì để giảm thiểu khả năng nhiễm không khí độc”. ông Sơn nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, Bộ TN-MT cần sớm hoàn thiện hệ thống quan trắc để có đủ cơ sở đưa ra những cảnh báo sớm, phát ngôn chính thức về ô nhiễm không khí. Về lâu dài, cần một chiến lược tổng thể với sự góp sức của tất cả các bộ ngành để kiểm soát, xử lý tận gốc các nguồn phát thải gây ô nhiễm. ông Phạm Văn Sơn đề xuất.

Theo PGS.TS Nghiêm Trung Dũng, nguyên Viện trưởng Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách Khoa Hà Nội), việc ban bố tình trạng khẩn cấp về ô nhiễm không khí là cần thiết, tuy nhiên không nên chỉ dựa vào chỉ số AQI. Để ban bố tình trạng khẩn cấp, cần xem mức độ ô nhiễm kéo dài bao lâu và phân tích cụ thể các chỉ số quan trắc. Chỉ số AQI mang tính tức thời, nhằm cảnh báo cho người dân để có biện pháp phòng trách khi đi ra ngoài.

PGS.TS Nghiêm Trung Dũng nhận định, ô nhiễm không khí nên chia làm hai nhóm, đầu tiên là ô nhiễm do sự cố môi trường, ví dụ cháy nổ; thứ hai, do nguồn thải kết hợp các hình thái khí tượng cực đoan gây ô nhiễm cục bộ.

Khi ban bố tình trạng khẩn cấp về ô nhiễm không khí, nhóm biện pháp đầu tiên cần tính đến là bảo vệ người dân, như đưa ra các cảnh báo, khuyến cáo người dân không nên ra đường, học sinh nghỉ học, cần thiết thì tổ chức sơ tán người dân... Bên cạnh đó là nhận dạng nguồn thải, tìm cách khu biệt nguồn thải, đồng thời tìm cách giảm thiểu hạn chế nguồn thải có nguy cơ để giảm nồng độ ô nhiễm không khí.

Được biết, Dự án Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường đang được lấy ý kiến đại biểu tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Bảo Ngân

Tin khác

Những kỷ vật thiêng liêng tái hiện cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Trần Phú

Những kỷ vật thiêng liêng tái hiện cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Trần Phú

(CLO) Những kỷ vật còn lưu giữ tại Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã tái hiện rõ nét cuộc đời cách mạng của người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc.

Đời sống
Nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến bao giờ?

Nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến bao giờ?

(CLO) Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, đợt nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30/4, từ ngày 1 - 2/5 nắng nóng có khả năng giảm dần.

Đời sống
Ngày nghỉ lễ đầu tiên có hơn 2.000 du khách xuất cảnh qua Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Ngày nghỉ lễ đầu tiên có hơn 2.000 du khách xuất cảnh qua Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai

(CLO) Theo cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai, ngày nghỉ đầu tiên dịp lễ 30/4 và 1/5 đã có hơn 2.000 du khách từ các tỉnh thành miền xuôi qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai sang du lịch ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Đời sống
Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Ở độ tuổi 97 nhưng cụ Cao Xuân Thọ (xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn hừng hực khí thế khi kể lại những ngày tham gia phá bom, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.

Đời sống
Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, toàn quốc xảy ra 60 vụ tai nạn giao thông khiến gần 80 người thương vong.

Đời sống