Siết chặt tín dụng sẽ khiến giá nhà ở tăng phi mã

Thứ tư, 31/08/2022 15:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc siết chặt tín dụng sẽ khiến nguồn cung nhà ở tại các đô thị giảm sút, điều này sẽ khiến già nhà, giá căn hộ tăng phi mã.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 13 về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý. Thay vào đó, cơ quan quản lý sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát.

Tuy nhiên, theo nhận định của hầu hết các chuyên gia, từ đầu năm 2022 tới nay, dòng vốn tín dụng gần như bị “tắc”, khiến các doanh nghiệp bất động sản phải tìm đủ mọi cách để huy động vốn phát triển dự án.

siet chat tin dung se khien gia nha o tang phi ma hinh 1

Việc siết chặt dòng vốn tín dụng đã khiến tình trạng khan hiếm nguồn cung, nhất là phân khúc nhà ở ngày càng trầm trọng.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, ông Đỗ Duy Thành, Quản lý bộ phận tư vấn đầu tư, Savills Việt Nam cho rằng: Việc siết chặt dòng vốn tín dụng đã khiến tình trạng khan hiếm nguồn cung, nhất là phân khúc nhà ở ngày càng trầm trọng.

Một số hành động siết chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, siết chặt trái phiếu nhóm doanh nghiệp bất động sản đã ảnh hưởng thế nào tới việc huy động vốn của các doanh nghiệp trong nhóm này, thưa ông?

-Hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản có 5 cách huy động vốn phát triển dự án, như vay vốn ngân hàng, phát hành trái phiếu, bán cổ phiếu, chuyển nhượng tài sản/dự án và hợp tác kinh doanh. Trong đó, tín dụng và trái phiếu là 2 kênh huy động vốn chủ lực của các doanh nghiệp thuộc nhóm này.

Vì vậy, khi siết chặt tín dụng, chủ đầu tư sẽ không có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay để triển khai dự án. Điều này dẫn đến các dự án sẽ bị đình trệ, ảnh hưởng đến nguồn cung bất động sản trên thị trường, có thể khiến thị trường bị đóng băng, ảnh hưởng rộng hơn là lên hoạt động của nền kinh tế. 

Về phía người tiêu dùng cuối cùng, siết chặt tín dụng bất động sản sẽ làm nguồn cung bị hạn chế, giá nhà đất sẽ bị đẩy lên cao khiến người có thu nhập thấp, công nhân lao động khó tiếp cận cơ hội nhà ở. 

Việc siết chặt các kênh huy động vốn có ảnh hưởng tới quá trình thi công của các doanh nghiệp bất động sản hay không và điều này liệu có ảnh hưởng tới nguồn cung không, thưa ông?

-Các chính sách thắt chặt tín dụng của nhà nước làm cho các doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng đến quá trình thi công và phát triển dự án. Thêm vào đó các vướng mắc về pháp lý để bổ sung nguồn cung cho thị trường cũng sẽ không được giải quyết một sớm một chiều.

Khi nguồn cung thiếu, giá nhà sẽ bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, độ hấp thụ sẽ ở mức thấp, do giá hiện tại đang tương đối cao so với mức thu nhập bình quân.

siet chat tin dung se khien gia nha o tang phi ma hinh 2

Ông Đỗ Duy Thành, Quản lý bộ phận tư vấn đầu tư, Savills Việt Nam.

Việc siết chặt tín dụng, ngoài việc ảnh hưởng tới các doanh nghiệp bất động sản, tức là tác động trực tiếp vào nguồn cung, hành động này còn ảnh hưởng tới những nhà đầu tư, khách hàng có nhu cầu mua nhà ở, tức là ảnh hưởng tới lực cầu của thị trường. Nhận định này có  đúng hay không, thưa ông?

-Nhu cầu về nhà ở vẫn đang khá cao. Độ hấp thụ thấp là do nguồn cung giảm dẫn đến giá nhà ở tăng và vượt trên mức có thể chấp nhận của người dùng, người mua có nhu cầu thật.

Theo nguyên lý thị trường, giá nhà tăng không chỉ trong trường hợp cầu vượt cung. Khi cung bị cắt giảm dẫn đến mức khan hiếm, cầu không đổi hoặc tăng thì giá vẫn tăng như thường. Việc siết chặt tín dụng sẽ làm giảm và chậm cung từ các chủ đầu tư, dẫn đến giá tăng.

Theo tôi, thắt chặt tín dụng thực chất ảnh hưởng nhiều đến nguồn cung của thị trường. Tình hình này sẽ không được giải quyết một sớm một chiều mà cần thời gian để tháo gỡ và thích nghi.

Ông có kiến nghị gì để cởi trói nguồn vốn thị trường bất động sản. Việc cởi trói này có tác động thế nào tới thị trường?

-Trên thực tế, nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt huy động vốn mang mục đích ngăn chặn đầu cơ, sàng lọc dự án chất lượng để mang lại lợi ích lâu dài cho nền kinh tế. Vì vậy, đây là một biện pháp cần thiết cho nền kinh tế. Hiện tại, có một số tác động giúp cho thị trường sôi động hơn như thúc đẩy phê duyệt pháp lý cho các dự án mới để tăng nguồn cung.

Đồng thời cũng nên tạo ưu đãi cho doanh nghiệp để họ tập trung phát triển phân khúc bình dân, nhà ở xã hội.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Tận dụng dòng khách thuê ổn định, căn hộ tại Bình Dương thu hút nhiều nhà đầu tư nắm giữ dài hạn

Tận dụng dòng khách thuê ổn định, căn hộ tại Bình Dương thu hút nhiều nhà đầu tư nắm giữ dài hạn

(CLO) Không chỉ hấp dẫn nguồn cầu ở thực từ TP HCM, Bình Dương còn là điểm đến của nhiều nhà đầu tư căn hộ chung cư trong giai đoạn hiện tại nhờ khả năng kinh doanh dòng tiền, giúp tăng tỷ suất sinh lời khi nắm giữ dài hạn.

Bất động sản
Huyện 'cửa ngõ' phía bắc của Tây Nam Bộ được quy hoạch 13 khu công nghiệp và 46 dự án nhà ở

Huyện 'cửa ngõ' phía bắc của Tây Nam Bộ được quy hoạch 13 khu công nghiệp và 46 dự án nhà ở

(CLO) Mới đây, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Bến Lức (Long An) đến năm 2045. Định hướng đến năm 2045, xây dựng huyện này thành đô thị loại II và phát triển theo mô hình đô thị thông minh.

Bất động sản
Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

(CLO) Loại hình BĐS có thể vừa ở, vừa kinh doanh của Vinhomes Golden Avenue (Móng Cái, Quảng Ninh) ngày càng hiện diện nhiều hơn trong “giỏ hàng” phải có của các nhà đầu tư cũng như người mua ở thực, nhờ đẳng cấp sống vượt trội và lợi nhuận hấp dẫn cả trong ngắn và dài hạn.

Bất động sản
TP HCM: Dừng hợp đồng BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, chuyển sang đầu tư công

TP HCM: Dừng hợp đồng BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, chuyển sang đầu tư công

(CLO) Chủ tịch UBND TP HCM thống nhất đề xuất dừng đầu tư dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT). Đồng thời, chuyển dự án này sang phương thức đầu tư công.

Bất động sản
Các địa phương ồ ạt đấu giá đất nền, thị trường sắp “dậy sóng”?

Các địa phương ồ ạt đấu giá đất nền, thị trường sắp “dậy sóng”?

(CLO) Bộ Xây dựng cho biết, việc tổ chức đấu giá đất nền tại một số địa phương cũng được coi là một yếu tố có thể tác động giúp thị trường đất nền sôi động hơn trong thời gian tới.

Bất động sản