Sinh viên Sư phạm mòn mỏi chờ hỗ trợ: Nắng hạn liệu có đợi được mưa rào!

Thứ năm, 24/11/2022 09:48 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hiện nhiều trường đại học và sinh viên Sư phạm chưa nhận được tiền hỗ trợ theo Nghị định 116 của Chính phủ, điều đó khiến cho công tác đào tạo và đời sống sinh viên gặp rất nhiều khó khăn.

Sinh viên mòn mỏi chờ hỗ trợ

Năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên học các ngành đào tạo giáo viên tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng được phép đào tạo giáo viên thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Trong đó quy định, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học. Sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

sinh vien su pham mon moi cho ho tro nang han lieu co doi duoc mua rao hinh 1

Hỗ trợ sinh viên sư phạm là chính sách cần thiết được áp dụng triệt để, tránh việc đùn đẩy trách nhiệm. Ảnh: Internet.

Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.

Từ khi Nghị định này ra đời, nhiều sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền, công tác tuyển sinh sư phạm đã thu hút được nhiều thí sinh điểm cao vào theo học. Tuy nhiên, quá trình triển khai đến nay gặp nhiều bất cập, trong đó có việc nhiều sinh viên đến nay vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ học phí và sinh hoạt. Nhiều trường vì chưa nhận được tiền phân bổ từ ngân sách nên xảy ra việc thu học phí của sinh viên sư phạm để duy trì hoạt động gây bức xúc trong sinh viên.

Đơn cử như tại Trường Đại học Sài Gòn, trường này đã có thông báo tạm thu học phí của sinh viên sư phạm thuộc diện được hỗ trợ, khi nào địa phương chi trả kinh phí, nhà trường sẽ hoàn trả lại. Vì vậy, trong năm vừa qua, nhiều sinh viên đã phải bỏ tiền túi để đóng học phí cho trường, tổng là hơn 10 triệu đồng. Nhiều em không có tiền để đóng nên đã bảo lưu hoặc nghỉ học.

Tại Trường Đại học Hạ Long, nhiều sinh viên cũng lâm vào cảnh này. Nhiều em thấy rất thất vọng vì tới hiện tại vẫn chưa nhận được hỗ trợ mà còn phải tạm đóng học phí, điều này không giống với những gì trường đã phổ biến với sinh viên khi mới vào năm nhất đại học.

Tại Trường Đại học Quảng Nam, Phó Giáo sư Huỳnh Trọng Dương - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Hiện trường vẫn chưa thể chi trả sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm theo Nghị định 116 của Chính phủ. Do địa phương không đặt hàng mà nhà trường đào tạo theo nhu cầu xã hội nên để thanh toán chi phí sinh hoạt cho sinh viên ngành sư phạm thì trường đang xin ý kiến của Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh. Hiện trường vẫn đang chờ các cơ quan chức năng liên quan trả lời”, thầy Dương nói.

Chính sách thì hay nhưng khi áp dụng nảy sinh nhiều bất cập

Thực trạng nhà trường và sinh viên chờ đợi tiền hỗ trợ theo Nghị định 116 là thực trạng chung tại nhiều trường học. Điểm bất cập hiện nay là nhiều nơi chưa bố trí được nguồn tiền để chi trả.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, GS.TS Nguyễn Quý Thanh - Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, hiện tại tình trạng sinh viên chưa nhận được tiền hỗ trợ học phí, tiền sinh hoạt là thực trạng chung của nhiều trường. Riêng tại Trường Đại học Giáo dục có đến 60% sinh viên chưa nhận được các khoản tiền hỗ trợ này.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Quý Thanh cho rằng, nhà trường đã báo cáo lên Bộ GD&ĐT để báo cáo Bộ Tài Chính chờ xử lý. “Không có tiền hỗ trợ học phí, nhà trường gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi phải lấy chỗ này đập chỗ kia. Hiện nay, có nhiều trường tổ chức thu tiền từ học sinh để lấy kinh phí hoạt động nhưng trường chúng tôi không dám thu. Vì thu không biết thế nào là đúng sai. Mặc dù về nguyên tắc có lẽ là không sai” - ông Nguyễn Quý Thanh chia sẻ.

Được biết tại Trường Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều sinh viên đến 2 năm nay vẫn chưa được cấp tiền hỗ trợ. Nhà trường đã hỏi cấp trên về vướng mắc này nhưng hiện chưa được xử lý. Riêng về đào tạo khi các trường đã tuyển sinh viên vào thì phải đào tạo.

Điểm bất cập hiện nay không chỉ là tiền mà là chất lượng đào tạo. Khi nguồn tiền không có, các nhà trường và sinh viên đối diện với khó khăn đủ đường. Nhiều sinh viên sư phạm phải đi làm thêm nhằm duy trì cuộc sống. Thời gian dành cho học tập vì thế ít đi. Nhà trường thì thiếu tiền để hoạt động nên việc đảm bảo chất lượng đào tạo là một thử thách lớn. Ông Nguyễn Quý Thanh tâm sự, nhà trường đành phải lấy nguồn kinh phí đào tạo khác để tạm dùng cho việc đào tạo sư phạm. "Thực tế là đang giật gấu vá vai” - ông Nguyễn Quý Thanh nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Quý Thanh, việc bất cập trên là xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc 63 tỉnh thành đặt hàng cho gần 90 trường đào tạo sư phạm tạo ra một tổ hợp rất phức tạp, không thể xử lý. Hiện nay cần phải có một đầu mối để điều chỉnh chứ không sẽ loạn. “Hiện không có học phí, nhiều trường không thể hoạt động. Nếu trường nào tuyển sinh càng nhiều sinh viên sư phạm thì càng chết” - ông Nguyễn Quý Thanh chia sẻ.

Theo tìm hiểu của phóng viên, một trong những nguyên nhân vướng mắc trong triển khai Nghị định 116 thời gian qua là chưa phân biệt rõ sự khác nhau của việc xác định 2 chỉ tiêu “đào tạo theo nhu cầu xã hội” với chỉ tiêu “đào tạo theo đặt hàng, giao nhiệm vụ của các địa phương”. Trong khi việc đào tạo theo nhu cầu xã hội cũng chủ yếu xuất phát từ chính nhu cầu đặt hàng, sử dụng của chính quyền địa phương. Từ đó, việc xác định tỷ lệ chỉ tiêu đào tạo như Bộ GD&ĐT triển khai thời gian qua là chưa phù hợp, từ đó dẫn đến không những gây áp lực đối với ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách Trung ương nói riêng. Được biết, năm 2021 kinh phí đã bố trí thực hiện chính sách là 652 tỷ đồng, đến năm 2022 kinh phí đã bố trí thực hiện chính sách 908 tỷ đồng. Theo đề xuất thì năm 2023 dự toán kinh phí sẽ là 2.660 tỷ đồng.

Như vậy có thể thấy từ chủ trương đúng nhưng khi thực thi lại xảy ra nhiều bất cập dẫn đến việc sinh viên và nhà trường không nhận được hỗ trợ thực tế. Đối với sinh viên sư phạm đa phần có hoàn cảnh khó khăn nên thiếu đi nguồn hỗ trợ từ ngân sách nên đời sống gặp quá nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của nhà trường và động lực học tập của sinh viên.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Mới đây, Bộ Tài Chính đã có công văn gửi Bộ GD&ĐT, trong đó Bộ Tài chính đề nghị Bộ GD&ĐT chủ động hướng dẫn các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện việc rà soát, quy hoạch tổng thể về nhu cầu đào tạo sư phạm theo từng phương thức đào tạo đảm bảo sự gắn kết giữa việc đào tạo, sử dụng kinh phí với việc sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo. Bộ Tài Chính cũng yêu cầu khẩn trương phối hợp với các địa phương rà soát, đánh giá tổng thể quá trình triển khai thực hiện chính sách, báo cáo Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo, tránh tình trạng chậm muộn trong thực hiện chính sách, gây tác động xã hội. Trong đó, làm rõ các vấn đề vướng mắc cụ thể, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan, đề xuất phương án tháo gỡ đảm bảo tuân thủ nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước theo phân cấp quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành có liên quan.

Trinh Phúc

Tin khác

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

(CLO) Quá trình đăng ký dự thi, các thí sinh cần điền đủ thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi khi tham dự thi tốt nghiệp THPT 2024.

Giáo dục
Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục