Soạn thảo và thẩm tra dự án luật: Thiếu sự liêm chính sẽ tạo ra các văn bản nhiều 'khuyết tật'

Thứ sáu, 26/03/2021 10:09 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) cho rằng, trong hoạt động thẩm tra, soạn thảo, thảo luận xây dựng Luật vẫn còn sự thiếu liêm chính. Do đó, Chính phủ và cơ quan soạn thảo cần có giải pháp để khởi động lại sự liêm chính trong khâu xây dựng Luật.

Sáng nay (26/3), Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội) thảo luận về Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; Các Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre.

Có trường hợp "dĩ hòa vi quý" để bấm nút thông qua luật một cách cảm tính

Phát biểu thảo luận, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) cho rằng, có những dự án Luật vẫn còn tình trạng không phù hợp với chính sách, có dự án luật gây bức xúc cho dư luận. Dự án luật chưa đánh giá đầy đủ sâu sắc tác động đến kinh tế xã hội tình hình trong nước, quốc tế. Không lường trước hậu quả trước mắt và lâu dài của quy định.

"Ví dụ như quy định đưa phạm nhân ra ngoài doanh nghiệp, bổ sung một lực lượng an ninh cơ sở hàng triệu người không tính đến những khó khăn, tính khả thi của dự thảo Luật, tương quan lực lượng các lĩnh vực và giải pháp chính sách cho lực lược công an xã đang và đang quy định hiện hành", ông Lưu Bình Nhưỡng đưa dẫn chứng.

Cũng theo đại biểu Nhưỡng, công tác thẩm tra, thẩm định dự án Luật còn nhiều sơ hở, một số dự án được đưa ra để lọt lưới chính sách không phù hợp có dấu hiệu của "lobby", không lành mạnh, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật.

Năng lực phân tích chính sách trong quá trình xây dựng luật của một số ĐBQH chưa đáp ứng nhu cầu.

"Thậm chí còn có trường hợp "dĩ hòa vi quý" để bấm nút thông qua Luật một cách cảm tính, chưa thực sự dành tâm huyết nghiên cứu thể hiện quan điểm trách nhiệm xây dựng luật pháp", đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ, đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ, đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang.

Cần có giải pháp để "khởi động" lại sự liêm chính trong khâu xây dựng Luật

Phát biểu ý kiến thảo luận trước Quốc hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) nhấn mạnh vấn đề liêm chính trong xây dựng pháp luật.

"Tại buổi phát biểu hôm nay tôi xin đặt vấn đề liêm chính trong xây dựng pháp luật. Tôi xin bắt đầu bằng lưu ý mang tính mệnh lệnh của Thủ tướng Chính phủ về công tác hoàn thiện, xây dựng pháp luật ngày 24/11/2020 đó là cần giữ được sự liêm chính trong hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật", ông Nguyễn Mai Bộ nhấn mạnh.

Trước Quốc hội, đại biểu đoàn An Giang khẳng định: Liêm chính trong xây dựng và hoàn thiện thi hành pháp luật là nguyên tắc tối cần thiết vì pháp luật điều chỉnh chung các quan hệ xã hội và thúc đẩy các quan hệ xã hội phát triển lành mạnh và ngày càng tốt đẹp hơn.

Theo ông Nguyễn Mai Bộ, pháp luật không phải là công cụ để thể hiện lợi ích của một bộ phận nhỏ xã hội nhất là các lợi ích của cơ quan, tổ chức được giao soạn thảo luật.

Pháp luật là công cụ điều chỉnh xã hội cho nên rất cần sự liêm chính trong công tác xây dựng pháp luật, bởi lẽ có liêm chính thì sẽ xây dựng được các văn bản pháp luật khách quan, hoàn thiện có ý nghĩa rất tốt cho việc thúc đẩy quan hệ xã hội ngày càng tốt hơn. Và các văn bản pháp luật đó rất ít chồng chéo với văn bản pháp luật đã được quốc hội các khóa, các kỳ họp trước kỳ công ban hành. Đồng thời không quy định lợi ích thô thiển của một số bộ ngành, đặc biệt là lợi ích của bộ ngành được giao soạn thảo luật.

"Nếu thiếu hoặc không có sự liêm chính và đặc biệt là thiếu liêm chính trong quá trình soạn thảo và thẩm tra dự án luật thì sẽ tạo ra các văn bản rất nhiều khuyết tật", đại biểu Nguyễn Mai Bộ nói.

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ cũng nêu rõ 3 khuyết tật của các văn bản pháp luật khi thực hiện mà thiếu liêm chính. Khuyết tật thứ nhất là: Mâu thuẫn chồng chéo giữa các văn bản pháp luật mà QH các khóa, các kỳ họp đã mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu ban hành. 

Khuyết tật thứ hai, văn bản pháp luật đó sẽ là công cụ để cơ quan soạn thảo hoặc hiện thực hóa lợi ích của bộ ngành mình trong đó có lợi ích xung đột với lợi ích của nhân dân hoặc là công cụ để kiếm quyền của bộ ngành khác và trái với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ cũng như Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Thứ ba đó là: Vòng đời của các văn bản pháp luật đó rất ngắn và kéo theo là Chính phủ, Quốc hội phải tốn kém để nghiên cứu văn bản pháp luật thay thế.

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ khẳng định rằng, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đa số tuyệt đối hoạt động thẩm tra, thảo luận và xây dựng luật là có liêm chính, sự liêm chính đó thể hiện qua việc Quốc hội đã thông qua rất, rất nhiều văn bản pháp luật không tồn tại những khuyết tật nêu trên và đã là một phần thể chế tốt đẹp và góp phần tăng trưởng kinh tế. 

"Tuy nhiên, mặc dù là ít, tôi cho rằng là rất ít trong hoạt động thẩm tra, soạn thảo, thảo luận xây dựng Luật vẫn còn sự thiếu liêm chính, và đặc biệt là sự thiếu liêm chính có chủ ý; Cho nên đã có rất, tôi khẳng định là rất ít hồ sơ các dự án Luật chất lượng rất thấp được trình ra Quốc hội, Quốc hội mất thời gian để thảo luận", ông Nguyễn Mai Bộ nhấn mạnh.

Để khắc phục bất cập này, đại biểu Nguyễn Mai Bộ đề nghị: Một là, là Chính phủ và đặc biệt là cơ quan soạn thảo dự án Luật có giải pháp để khởi động lại sự liêm chính trong khâu xây dựng Luật.

Hai là, các cơ quan thẩm tra, các ĐBQH luôn nghĩ tới từ liêm chính trong việc thẩm tra và phát biểu đóng góp trong xây dựng dự án Luật.

  Quốc Trần

Tin khác

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong dịp đại lễ

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong dịp đại lễ

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay dài ngày, đặc biệt là trên địa bàn TP Điện Biên Phủ diễn ra chuỗi các sự kiện hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên lượng người và phương tiện tăng đột biến.

Tin tức
Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

(CLO) Ngày 1/7 tới đây, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chính thức có hiệu lực thi hành. Hiện, Chính phủ, Bộ Công an đã ban hành các nghị định, thông tư để triển khai thi hành luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Tin tức
Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức