Sôi động và đặc sắc

Thứ sáu, 09/11/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tuần văn hóa du lịch - thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2018 với chủ đề “Vạn Phúc - Sắc lụa nghìn năm” đã được khai mạc vào tối qua (8/11). Đây là là sự kiện văn hóa ngành nghề truyền thống nhằm quảng bá, tôn vinh những nét đẹp văn hóa, sản phẩm thủ công truyền thống của người dân làng Vạn Phúc với du khách trong nước và quốc tế.

Báo Công luận
Khai mạc  Tuần lễ văn hoá du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2018. Ảnh: ĐT
Với chủ đề “Vạn Phúc - Sắc lụa nghìn năm”, đây là sự kiện văn hóa ngành nghề truyền thống có quy mô lớn với nhiều nét đổi mới nhằm phục vụ khách đến tham quan, mua sắm. Tuần lễ cũng giới thiệu, tôn vinh những nghệ thuật truyền thống của Việt Nam; Sự kiện nhằm quảng bá văn hóa ngành nghề truyền thống của Vạn Phúc, Hà Đông nói riêng…

Theo đó, Tuần lễ văn hoá du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2018 gồm phần Lễ và phần Hội. Cả 2 phần đều có quy mô lớn với số người tham dự vượt trội và các đơn vị tham gia mang đến chất lượng cao các sản phẩm, dịch vụ.

Báo Công luận
Nhiều hoạt động sôi động, đặc sắc diễn ra trong Tuần lễ văn hóa du lịch - Thương mại này. Ảnh: ĐT
Phần Lễ, phường Vạn Phúc huy động gần 1.000 người tham gia rước lễ trong ngày đầu khai trương Tuần lễ với chủ đề “Vạn Phúc dấu xưa”, tôn vinh Tổ nghề dệt và tôn vinh những giá trị lịch sử, truyền thống văn hoá Việt Nam...

Nét mới phần Hội năm nay là rước Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm giới thiệu với nhân dân, du khách trong nước và quốc tế về lịch sử Di tích cách mạnh Nhà lưu niệm Bác Hồ, nơi Bác viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1945, đẩy mạnh tuyên truyền về truyền thống cách mạng của quê hương Vạn Phúc. 

Báo Công luận
BTC trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia. Ảnh: ĐT 
Suốt trong Tuần lễ văn hoá du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2018, diễn ra chương trình múa rồi nước, hát quan họ, hát chầu văn tại sân đình với nhiều nghệ sĩ, ca sĩ, ca nương nổi tiếng. Ngoài ra còn có các tiết mục văn nghệ quần chúng được tổ chức trong cả tuần lễ. Tại đây diễn ra lễ hội áo dài của phụ nữ và trẻ em với chủ đề “Đêm hội vân lụa Rồng bay”, nhằm tôn vinh chiếc áo dài lụa Việt Nam; tổ chức trò chơi dân gian như thi tiếp sức, quay tơ, dệt lụa.

Ban tổ chức cho biết, trong thời gian diễn ra sự kiện này, du khách thập phương còn được thưởng thức tài văn nghệ của người dân ở 12 tổ dân với những màn thi hấp dẫn. Các tiết mục chọn lọc đoạt giải sẽ được biểu diễn trong đêm bế mạc.

Ban tổ chức đã bố trí 4 tuyến phố chính để du khách tham quan mua sắm gồm: Phố lụa, phố ẩm thực, phố hoa - sinh vật cảnh và đồ cổ - đồ xưa; phố thương mại.

Báo Công luận
Vạn Phúc như được khoác thêm chiếc áo mới. Ảnh: ĐT  
Tuần lễ văn hoá du lịch - Thương mại làng nghề nhằm quảng bá văn hoá ngành nghề truyền thống của Vạn Phúc, Hà Đông nói riêng; thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch làng nghề truyền thống của TP. Hà Nội nói chung; tăng cường các hoạt động quảng bá du lịch, giới thiệu đến du khách các hoạt động đa dạng của địa phương góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh con người, miền đất Hà Đông, Hà Nội; khơi dậy niềm tự hào quê hương có nghề dệt lụa.

Báo Công luận
Tuần lễ văn hóa du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc diễn ra đến hết ngày 17/11/2018. Ảnh : HN 
Thông qua Tuần lễ, Vạn Phúc cũng thí điểm phương án thay đổi kinh doanh, duy trì thường xuyên 3 tuyến phố chính dành cho người đi bộ là: Phố lụa, phố hoa - sinh vật cảnh và phố đồ cổ - đồ xưa vào tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Trước và trong ngày khai mạc, Vạn Phúc đã được đón rất đông các du khách đến tham quan, thưởng lãm.

Tuần lễ văn hóa du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc diễn ra đến hết ngày 17/11/2018.

L.V

Tin khác

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa