Sơn La: Đồng loạt dán tem đào trồng để phân biệt với đào rừng

Thứ ba, 12/01/2021 10:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) UBND huyện Vân Hồ (Sơn La) đề xuất dán tem nhãn cho giống đào trồng, để dễ phân biệt với giống đào rừng tự nhiên.

Những cây đào được trồng trên nương, rẫy tại các tỉnh vùng cao Tây Bắc. Ảnh: Cao Anh Tuấn.

Những cây đào được trồng trên nương, rẫy tại các tỉnh vùng cao Tây Bắc. Ảnh: Cao Anh Tuấn.

Đào bản địa Tây Bắc dễ bị nhầm lẫn với đào rừng

Mới đây, ngay sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm chặt đào rừng chơi Tết. UBND xã Lóng Luông, đã có kiến nghị gửi UBND huyện Vân Hồ (Sơn La) về tình hình, và thực trạng các giống cây đào bản địa được trồng tại địa bàn xã.

Theo UBND xã Lóng Luông, trong 10 năm gần đây, các giống đào bản địa được người dân tập trung, trồng và phát triển khá mạnh và là một trong những giống cây chủ lực, đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân.

Cây đào ở xã Lóng Luông, được người dưới xuôi gọi là đào rừng, nhưng thực chất không phải giống cây mọc hoang dại ở rừng núi, mà là cây đào bản địa do người Mông trồng và chăm sóc tại vườn.

Bản chất các giống đào bản địa là cây tán thấp, khi trưởng thành cao 3 - 4m, ưa sáng, thời gian sinh trưởng khoảng 10 năm;... do đó không thể sinh trưởng xen kẽ trong rừng tự nhiên, thiếu ánh sáng.

Về giá trị kinh tế, nông dân tại Lóng Luông đưa đào ra thị trường bằng 3 hướng: Bán quả, bán cành hoa chơi tết và bán gốc cho các nhà vườn ghép cành.

Do mang lại nhiều giá trị kinh tế, nên Đảng ủy, UBND xã đã có những định hướng để người dân phát triển theo hướng tập trung, chuyển đối các giống ngô, sắn sang trồng đào và một số giống cây ăn quả khác. Kế hoạch của Đảng ủy, UBND xã mỗi năm sẽ tăng 100 ha giống đào mới.

Hiện tại, tổng diện tích đào trồng tại xã Lóng Luông là 300 ha, chiếm 40,5% các loại cây ăn quả toàn xã.

Theo UBND xã Lóng Luông, trên địa bàn xã không có đào rừng tự nhiên. Vì vậy, việc cấm đào rừng, theo cách hiểu của người dưới xuôi sẽ gây nhầm với các giống cây trồng bản địa của Tây Bắc. Sự nhầm lẫn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Bắc, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Vì vậy, UBND xã Lóng Luông đề nghị UBND huyện Vân Hồ tạo điều kiện để người dân trồng và kinh doanh đào như một sản phẩm kinh tế nông nghiệp. UBND xã cam kết quy hoạch vùng trồng đào của xã, cũng như kiểm soát tốt việc mua bán, kiểm tra rõ nguồn gốc, duy trì cảnh quan vùng đào để phát triển kinh tế du lịch

Dán tem đào trồng “made in Vân Hồ” để phân biệt với đào rừng

Ngay sau đề nghị của UBND xã Lóng Luông, UBND huyện Vân Hồ đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Sơn La, kiến nghị một số giải pháp để cứu nguy có các giống đào trồng.

Mẫu tem dự kiến dán trên các cây đào dân trồng

Mẫu tem dự kiến dán trên các cây đào dân trồng

Theo UBND huyện Vân Hồ, thực hiện chủ trương của tỉnh, của huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong những năm vừa qua trên địa bàn huyện Vân Hồ đã phát triển nhiều loại cây ăn quả và các cây khác đem lại hiệu quả cao hơn so với cây ngô, dong, sắn.

Tại địa bàn 2 xã Lóng Luông, Vân Hồ, tổng diện tích cây đào là 500 ha, riêng huyện Lóng Luông là 300 ha.  Chủ yếu là giống đào pháp để lấy quả và đào bản địa để bán gốc, bán cành phục vụ các dịp tết mỗi năm.

Với giá trị của cây đào đem lại đã làm thay đổi cuộc sống của nhân dân trên địa bàn huyện nói chung, xã Vân Hồ, Lóng Luông nói riêng. Đồng thời đã góp phần thực hiện thành công việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả trên đất dốc, sang trồng cây ăn quả, cây đào lấy cành.

UBND huyện Vân Hồ cho biết, qua rà soát tất cả các xã trên địa bàn huyện không có đào rừng.

Do đó, UBND huyện Vân Hồ kiến nghị dán tem cho giống đào do người dân trồng, để dễ phân biệt với giống đào rừng tự nhiên.

Trước đó, trong Hội nghị tổng kết cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cấm tuyệt đối việc chặt phá đào rừng để đón Tết. Đồng thời,các địa phương phải tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp chặt đào rừng trở về xuôi để "chơi Tết”.

Làm rõ chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, người dân tự trồng đào rừng để phát triển kinh tế thì khuyến khích, chứ chúng ta không cấm.

“Vừa qua, chúng ta đã được nghe chỉ đạo của Thủ tướng về cấm chặt đào rừng. Ở đây muốn nói là nghiêm cấm việc phá đào ở rừng tự nhiên, chỉ được khai thác đào rừng mà người dân tự trồng”, ông Mai Tiến Dũng nói.

Lâm Vũ

Tin khác

Kiên Giang phát hiện nửa tấn tôm có chứa tạp chất agar

Kiên Giang phát hiện nửa tấn tôm có chứa tạp chất agar

(CLO) Đội 3, Cục Quản lý thị trường Kiên Giang (QLTT) vừa phát hiện trên nửa tấn tôm nguyên liệu có chứa tạp chất agar chưa xác định được chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tại huyện Kiên Lương.

Đời sống
Thái Bình: Phát động tháng công nhân và tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Thái Bình: Phát động tháng công nhân và tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn lao động tỉnh Thái Bình phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024, đồng thời tuyên dương công nhân lao động xuất sắc, tiêu biểu.

Đời sống
Bảo đảm an ninh trật tự cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Thanh Hóa

Bảo đảm an ninh trật tự cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Thanh Hóa

(CLO) Công an tỉnh Thanh Hóa triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự chương trình cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống
Điện Biên: Người dân xếp hàng từ 3h sáng chờ đợi vào xem tổng duyệt diễu binh, diễu hành

Điện Biên: Người dân xếp hàng từ 3h sáng chờ đợi vào xem tổng duyệt diễu binh, diễu hành

(CLO) Hàng trăm người dân đã di chuyển đến phía trước sân vận động tỉnh Điện Biên từ 3h sáng nay (5/5) để được vào sớm xem tổng duyệt diễu binh, diễu hành.

Đời sống
Lễ thắp nến, dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sỹ nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ thắp nến, dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sỹ nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Trước các anh linh, anh hùng liệt sĩ đoàn viên, thanh niên đã cùng nhau thắp nến, dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sỹ nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Đời sống