Sóng "bẻ cọc" đang xuất hiện ngay sau những sơn "sốt" đất

Thứ năm, 08/04/2021 11:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trước tình trạng giá đất lên cao đã làm nở rộ tình trạng đua nhau “bẻ cọc”, chủ yếu là từ phía người bán đang diễn ra. Người mua nhà, đất phải rất cảnh giác trước tình trạng này.

“Cò” đất ép người mua hủy cọc để tránh đền bù

Vài tháng gần đây, thị trường bất động sản Việt Nam đã tăng trưởng rất “nóng”. “Sốt” đất bùng nổ khắp nơi, từ Thanh Hóa, Quảng Ninh, vùng ven Hà Nội, cho tới các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên;....

“Sốt” đất đã khiến giá trị đất đai tăng chóng mặt, nhiều nơi chỉ trong 3 tháng đầu năm, giá đất đã tăng 20% - 30%. Trước tình trạng giá đất lên cao đã làm nở rộ tình trạng đua nhau “bẻ cọc”, chủ yếu là từ phía người bán đang diễn ra. 

Thấy giá đất lên cao, nhiều

Thấy giá đất lên cao, nhiều "cò" đất tạo chiêu để hủy cọc.

Theo tìm hiểu của PV Báo Nhà báo và Công luận, do giá đất lên quá nhanh ở một số nơi dẫn đến chủ đất hay “cò” đất sau khi nhận cọc, thấy người sau trả cao hơn rất nhiều người đặt cọc nên hoặc là chấp nhận hủy hợp đồng, nhận phạt cọc (thường là gấp đôi), hoặc kiếm lý do nào đó để phá hợp đồng, buộc người mua phải nhận cọc về hoặc tệ hơn là mất cọc.

Ông An Tiến Hưng, một chuyên viên tư vấn bất động sản tại Hà Nội chia sẻ: Có rất nhiều lý do giúp chủ đất, “cò” đất viện vào đó để phá cọc, như bịa chuyện việc hàng xóm lấn chiếm, tranh chấp. Hoặc chủ hay cò đất tìm ra một lỗi trong hợp đồng, trong biên bản nhận cọc để nói rằng biên bản đó vô hiệu. 

Tinh vi hơn, có “cò” đất còn thuê hẳn một ekip chuyên nghiệp để tạo ra sự tranh chấp đất đai. Trong trường hợp không thể yêu cầu người mua đất hủy cọc, ekip này còn đến tận nhà đe dọa người mua.

“Tất cả nhằm gây hoang mang cho người mua nhà/đất để buộc họ phải chấp nhận bỏ hợp đồng, nhận cọc hay chấp nhận mất cọc để người bán hay cò đất giành lại quyền sở hữu, quyền môi giới khu đất đó, bán cho người khác với giá cao hơn”, ông Hưng nói.

Trao đổi với PV, bà Hồng Bích, một nhà đầu tư bất động sản tại Sóc Sơn thừa nhận đã từng rơi vào hoàn cảnh bị “cò” đất thuê “xã hội đen” đến dọa nạt, gây sức ép để tự nguyện nhận lại cọc.

“Theo hợp đồng đã ký kết, tôi đã nộp 300 triệu đồng tiền đặt cọc cho “cò” đất. Trong trường hợp “cò” đất đơn phương hủy hợp đồng, bắt buộc phải đền gấp đôi. Nhưng, thời điểm đó, tôi bị một số đối tượng đe dọa, khủng bố, như gọi điện thoại đe dọa, ném chất bẩn vào nhà,... để bắt tôi hủy cọc, tránh phải đền bù”, bà Hồng nói.

Người mua cũng tạo chiêu hủy cọc

Ở chiều ngược lại, có nhiều trường hợp mua xong do không lướt sóng được, vốn ít, sợ không đủ tiền mua hoặc sợ bị "chôn vốn" nên cũng chủ động tìm cách hủy hợp đồng, lấy lại cọc. 

Có người sau khi cọc xong, hẹn thời gian giao dịch đến tận 1- 2 tháng, chủ yếu để "lướt sóng", nhưng "sóng" đã không đến như dự kiến và khả năng cao là thời gian dài nữa sẽ không bán được, thậm chí giá còn thấp hơn nhiều so với dự kiến nên cũng đã hốt hoảng tìm cách hủy vụ mua bán, rút lại cọc. 

Thủ đoạn thường thấy là sẽ tìm ra lỗi trong giao kèo đặt cọc hay lỗi trong cam kết bàn giao. Đơn cử như bịa ra chuyện diện tích thực tế không đúng như trong giao kết đặt cọc hoặc cho rằng người bán đã giấu thông tin về tranh chấp, nguồn gốc đất…

Theo giới chuyên gia, để tránh trường hợp bị “bể cọc”, khi ký kết, làm giấy tờ giao kèo, giao cọc, cả hai bên người mua lẫn người bán  phải đọc rất kỹ thông tin, kiểm tra tất cả trong tin trong hợp đồng.

Đối với người mua, phải kiểm tra nguồn gốc đất, chủ sở hữu đất có đúng trong như trong hợp đồng hay không. Nếu mua qua trung gian, người mua cũng phải xem giấy ủy quyền có hợp lệ hay không. Đồng thời, kiểm tra đầy đủ diện tích đất giao, một số giấy tờ liên quan như sổ đỏ có hợp lệ hay không;... 

Sau khi kiểm tra thấy đầy đủ, người mua nên đặt cọc với số tiền cọc cao một chút để đảm bảo đối phương nếu hủy cọc sẽ thiệt hại lớn hơn là họ tiếp tục thực hiện hợp đồng. 

Thứ 3 là nếu thấy giao dịch, hợp đồng đó chắc chắn có lợi cho mình thì nhanh chóng trả tiền, chuyển khoản, hoàn tất giao dịch hợp đồng, trước thời hạn.

Còn đối với người bán, để tránh bị “bể cọc” nên thuê văn phòng luật sư, thừa phát phát lại để công chứng hợp đồng và các thông tin trong hợp đồng, nhằm tránh người mua “bể cọc” về sau.

Việt Vũ

Tin khác

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi – giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi – giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

(CLO) Trong 2 ngày, 26 và 27/4/2024, Công ty CP Vinhomes chính thức khai trương và đưa vào hoạt động phố thương mại K-Town tại tổ hợp Grand World phía đông Hà Nội, khai trương kỹ thuật hai công viên văn hóa đặc sắc ven sông tại Hải Phòng là Công viên Văn hóa Hàn Quốc K-Park và Quảng trường châu Âu tại thành phố Đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island

Bất động sản
The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

(NB&CL) “Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.

Bất động sản
Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Bất động sản
GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

(CLO) Được phát triển theo xu hướng đề cao tính cá nhân hóa và duy nhất, “tiện ích tầng không” thời thượng với tầm view khoáng đạt của GS6 The Miami (Vinhomes Smart City, Hà Nội) mang đến những trải nghiệm nâng tầm cho giới tinh hoa.

Bất động sản
Nhu cầu nhà ở tại TP HCM : cung giảm, cầu tăng

Nhu cầu nhà ở tại TP HCM : cung giảm, cầu tăng

(CLO) Với nhu cầu nhà ở ngày một tăng, nguồn cung tại chỗ và 3 tỉnh lân cận vẫn không thể đáp ứng được lực cầu của TP HCM. Điều đó cũng dẫn đến nhiều sản phẩm thị trường tỉnh đều đang nhắm đến nhu cầu khách hàng của TP HCM.

Bất động sản