Sóng thần tấn công Indonesia, ít nhất 62 người thiệt mạng

Chủ nhật, 23/12/2018 12:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ít nhất 62 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương sau khi sóng thần tấn công khu vực bãi biển xung quanh eo biển Sunda tại Indonesia vào tối 22/12.

Theo báo cáo của Cơ quan Khí tượng Indonesia, ít nhất 62 người đã thiệt mạng, khoảng 584 người bị thương và 20 người mất tích sau khi sóng thần đổ bộ vào các đảo Java và Sumatra của Indonesia vào tối 22/12 (theo giờ địa phương). Hàng trăm ngôi nhà trong khu vực này cũng đã bị phá hủy.

Nguyên nhân ban đầu dẫn đến cơn sóng thần này được xác định do thủy triều dâng bất thường vào thời điểm trăng tròn và lở đất dưới đáy biển do hoạt động tại núi lửa Anak Krakatau.

Chính phủ Indonesia đã ngay lập tức ban hành cảnh báo người dân và du khách tại các khu vực bãi biển xung quanh eo biển Sunda tránh xa các bãi biển vì thủy triều cao sẽ có thể tiếp tục diễn ra cho đến ngày 25/12.

Khung cảnh đổ nát sau sóng thần. Video: Sutopo_PN/Twitter.

Sóng thần có độ cao khoảng 0,9 m tràn vào khu vực Serang, độ cao sóng ở các khu vực khác như Pandeglang và Nam Lampung là 0,28 - 0,36 m.

Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là quận Pandeglang của tỉnh Banten, bao gồm công viên quốc gia Ujung Kulon và các bãi biển nổi tiếng. Trong tổng số 62 người chết, có 33 người ở quận Pandeglang.

Ông Endan Permana, người đứng đầu quận Pandeglang cho biết: "Nhiều người bị mất tích, thông tin vẫn đang được xác định. Nhiều khả năng số người thiệt mạng sẽ tăng lên".

Báo Công luận
Người dân được sơ tán tới nhà thờ Hồi giáo sau trận sóng thần tại tỉnh Banten, Indonesia ngày 22/12. (Ảnh: Reuters)

Cơ quan địa vật lý Indonesia do cho biết núi lửa Anak Krakatau đã phun trào khoảng 24 phút trước khi sóng thần xảy ra. Anak Krakatau là ngọn núi lửa trẻ hình thành trong lòng núi lửa Krakatau ở ngoài khơi eo biển Sunda, sau vụ phun trào dữ dội năm 1883 khiến 36.000 người thiệt mạng. 

Báo Công luận
Núi lửa Krakatau hoạt động hồi tháng 7. Ảnh: Reuters

Núi lửa Krakatau cao 305m, cách bờ biển phía tây Java khoảng 80km và đã phun trào kể từ tháng 6. Vào tháng 7, các nhà chức trách Indonesia ban hành lệnh cấm không ai được phép tới gần núi lửa trong phạm vi 2km.

 

Kim Nai (Theo The Guardian)

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h