“Sốt đất”: Ranh giới mỏng manh giữa “công” và “tội”

Thứ sáu, 19/03/2021 07:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các chuyên gia nhận định, các đợt “sốt” không hẳn sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Tuy nhiên, trong trường hợp “sốt” đất biến tướng sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

“Sốt” đất không đi đôi với tiêu cực

Ngay sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục bùng nổ ở nhiều địa phương. Trên khắp 3 miền, giá đất, giá nhà liên tục nhảy múa và tạo ra các cơn “sốt” đất trên diện rộng.

Sốt đất ở những vùng ven đô, những người nông dân, những cô thôn nữ bỗng nhiên có thêm nghề tay trái:

Sốt đất ở những vùng ven đô, những người nông dân, những cô thôn nữ bỗng nhiên có thêm nghề tay trái: "Cò đất". Ảnh: Mạnh Quân

Đa phần, các cơn “sốt” đất đều xuất phát từ “tin đồn” quy hoạch. Thậm chí, có nơi, giới “cò” đất còn tự tạo “tin đồn”, giả mạo thông tin quy hoạch nhằm “thổi giá” đất lên cao.

Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, không phải cơn “sốt” nào cũng để lại hậu quả tiêu cực cho thị trường. Trên thực tế, nhiều đợt “sốt” đất đã trở thành một lực đẩy không chỉ hỗ trợ thị trường bất động sản, mà ngay cả nền kinh tế cũng được hưởng lợi.

Ví dụ, trong năm 2020, bất chấp các tác động của đại dịch Covid-19, ngành bất động sản vẫn đóng góp khoảng 5% - 10%, trong GDP. Giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không rơi xuống mức âm.

Ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch Công ty cổ phần bất động sản BHS chỉ rằng, thời điểm cuối năm 2020 đầu năm 2021, các nhà đầu tư cá nhân thắng đậm từ đầu tư tài chính, tiền lãi găm mua bất động sản để chốt giữ tài sản. Từ đó góp phần làm thị trường sốt nóng ở nhiều nơi.

Điển hình như dự án Biệt thự ven đô (Hoà Bình) giá tầm 7 – 10 tỷ đồng/căn, mỗi ngày bán cả chục căn. Có dự án căn hộ khách sạn mặt vịnh giá 50-70 triệu đồng/m2 bán 500 căn trong 3 tuần. Một dự án C đất nền khác ở tỉnh (Quảng Ninh) 300 căn chỉ bán trong 2 ngày, sales còn không kịp lock. Hay như tại Đồng Nai, giá đất tăng gần gấp đôi, đất tại thị trấn Long Thanh tăng đến 100tr/m2.

“Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các ngành nghề truyền thống như chế biến, nông, lâm, thủy sản, hàng không có doanh thu èo uột. Riêng các ngành đầu tư, như ngân hàng, chứng khoán, tiền ảo đều báo lãi lớn. Có lẽ, người dân đã tìm ra nơi để kiếm tiền ngoài nghề chính của mình. F0 nô nức gọi nhau đi mở tài khoản chứng khoán. Sau khi có lãi, kênh "găm" tiền yêu thích và chắc chắn nhất lại là bất động sản”, ông Tuyển nói.

Biến tướng của “sốt” đất mới nguy hiểm

Trong một vài trường hợp, các đợt “sốt” đất mang lại tín hiệu lạc quan cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp “sốt” đất bị biến tướng, do các hoạt động đầu cơ, thổi giá của giời “cò” đất, nhằm thu lợi bất chính.

Những mảnh đất đồi ở ngoại vi Hà Nội, không có giấy tờ gì cũng được đem rao bán.

Những mảnh đất đồi ở ngoại vi Hà Nội, không có giấy tờ gì cũng được đem rao bán.

 Điều này không chỉ gây thiệt hại lớn cho một số cá nhân, mà nó còn khiến thị trường trở nên méo mó, khiến cho nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường.

Về lâu dài, nếu cơ quan quản lý Nhà nước không kiểm soát quá hình hành nghề của giới đầu nậu và “cò” đất, rất có thể thị trường sẽ xuất hiện các hình thái tiêu cực, ví dụ như bong bóng BĐS, hoặc hiệu ứng đổ vỡ dây truyền,....

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng: Nhằm ngăn chặn mọi hệ lụy, từ việc “sốt” đất biến tướng. Chính phủ, Bộ Xây dựng cần đẩy mạnh quá trình cấp chứng chỉ hành nghề cho nhân viên môi giới BĐS, đồng thời mạnh tay xử phạt các hành vi hành nghề môi giới “chui”, không có chứng chỉ hành nghề.

Theo ông Đính, mới chỉ có khoảng 30.000 người được cấp chứng chỉ hoạt động môi giới chuyên nghiệp, chiếm khoảng 15%. Số lượng này là quá thấp so với nhu cầu thực hiện nay.

Tuy nhiên, để cấp chứng chỉ hành nghề môi giới, cho hàng trăm nghìn người là điều tương đối khó khăn, nhất là công tác tổ chức thi cử gần như bất khả thi.

Nói rõ hơn về điều này, ông Đính cho biết, nguyên nhân các Sở Xây dựng “ngại” tổ chức thi sát hạch lấy chứng chỉ môi giới BĐS là do  quá nhiều việc liên quan tới công tác quản lý, cấp phép, thanh kiểm tra dự án BĐS trên địa bàn và không đủ nhân sự để tổ chức thi. Bản thân Sở Xây dựng tại các địa phương cũng không chú trọng tới việc này.

Ví dụ, Hà Nội có 70.000 người làm nghề môi giới, TP.HCM là 90.000 người, nhưng một năm 2 địa phương này chỉ tổ chức 4 - 5 cuộc thi sát hạch, mỗi cuộc thi chỉ 300 - 400 người được cấp.

Bàn về giải pháp, theo ông Đính, trong Luật Kinh doanh BĐS đã cho phép một số Hội, Hiệp hội trong lĩnh vực BĐS có thể tham gia với vai trò tổ chức các cuộc thi sát hạch, và các Sở Xây dựng là đơn vị cấp chứng chỉ hành nghề.

Về mặt lợi ích, các Hội, Hiệp hội trong lĩnh vực BĐS đã có sẵn đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm trong nghề, đồng thời các Hội, Hiệp hội cũng đã có sẵn ngân hàng câu hỏi, sẵn sàng tổ chức thi một cách công bằng nhất.

“Nếu như xét về mặt năng lực tổ chức sát hạch, thì chắc chắn các Hội, Hiệp hội tốt hơn các Sở Xây dựng. Bởi, các Sở thiếu kinh nghiệm trong nghề. Thứ hai, các Sở không có các bộ câu hỏi, cũng như là họ không có hệ thống các doanh nghiệp xã hội hóa cùng chung tay.

Do đó, để đảm bảo thị trường đi đúng hướng, Bộ Xây dựng nên san sẻ trách nhiệm của Sở, cho các Hội, Hiệp hội trong việc cấp chứng chỉ hành nghề bất động sản”, ông Đính nói thêm.

Lâm Vũ

Tin khác

Căn hộ chung cư liên tục tăng giá, đã qua thời điểm nhà đầu tư chờ đợi thị trường

Căn hộ chung cư liên tục tăng giá, đã qua thời điểm nhà đầu tư chờ đợi thị trường

(CLO) Giá chung cư tại các thị trường lớn đã ghi nhận dấu hiệu đi ngang và tiếp tục tăng trong thời gian qua. Cho thấy thị trường đã bước qua giai đoạn vùng đáy và khó có cơ hội cho những nhà đầu tư vẫn còn đang tiếp tục chờ đợi.

Bất động sản
Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

(CLO) Thị trường bất động sản hồi phục kéo theo các dòng vốn lớn bắt đầu quay trở lại. Trong đó, dòng vốn từ kiều hối được kỳ vọng sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường trong thời gian tới.

Bất động sản
Tận dụng dòng khách thuê ổn định, căn hộ tại Bình Dương thu hút nhiều nhà đầu tư nắm giữ dài hạn

Tận dụng dòng khách thuê ổn định, căn hộ tại Bình Dương thu hút nhiều nhà đầu tư nắm giữ dài hạn

(CLO) Không chỉ hấp dẫn nguồn cầu ở thực từ TP HCM, Bình Dương còn là điểm đến của nhiều nhà đầu tư căn hộ chung cư trong giai đoạn hiện tại nhờ khả năng kinh doanh dòng tiền, giúp tăng tỷ suất sinh lời khi nắm giữ dài hạn.

Bất động sản
Huyện 'cửa ngõ' phía bắc của Tây Nam Bộ được quy hoạch 13 khu công nghiệp và 46 dự án nhà ở

Huyện 'cửa ngõ' phía bắc của Tây Nam Bộ được quy hoạch 13 khu công nghiệp và 46 dự án nhà ở

(CLO) Mới đây, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Bến Lức (Long An) đến năm 2045. Định hướng đến năm 2045, xây dựng huyện này thành đô thị loại II và phát triển theo mô hình đô thị thông minh.

Bất động sản
Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

(CLO) Loại hình BĐS có thể vừa ở, vừa kinh doanh của Vinhomes Golden Avenue (Móng Cái, Quảng Ninh) ngày càng hiện diện nhiều hơn trong “giỏ hàng” phải có của các nhà đầu tư cũng như người mua ở thực, nhờ đẳng cấp sống vượt trội và lợi nhuận hấp dẫn cả trong ngắn và dài hạn.

Bất động sản