Sotheby's Hongkong bị tố bán tranh giả của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ

Thứ năm, 30/09/2021 16:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 10/10 tới đây, Sotheby's Hongkong đấu giá bức bình phong ‘tương đương với’ tác phẩm ‘Nhà tranh gốc mít’ của Nguyễn Văn Tỵ đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Tuy nhiên, con gái của cố họa sĩ khẳng định tác phẩm do Sotheby’s đấu giá là giả.

Cụ thể, trong phiên đấu giá "Ngày giảm giá nghệ thuật hiện đại" diễn ra vào ngày 10/10, Sotheby’s đăng trên website bức bình phong sơn mài gỗ L'image traditionnelle d'une maison de paysan (Hình ảnh một nhà tranh truyền thống) đề tên họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ. Mức giá dự kiến 700.000-1.000.000 HKD (2-2,9 tỷ đồng). 

sothebys hongkong bi to ban tranh gia cua hoa si nguyen van ty hinh 1

Bức bình phong được gọi là "tương đương với" bức sơn mài Nhà tranh gốc mít của Nguyễn Văn Tỵ đang ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được Sotheby's đấu giá ngày 10/10 tới đây.

Ở phần ghi chú, nhà đấu giá này có đề "Bức này tương đương với bức Nhà tranh gốc mít (1958) của Nguyễn Văn Tỵ đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội (nguyên văn tiếng Anh: "This work is comparable to L'image traditionnelle d'une maison de paysan (1958) by Nguyen Van Ty at the Musee des Beaux-Arts in Hanoi").

Ngay khi đăng tải thông tin, họa sĩ Nguyễn Bình Minh - con gái của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ, nguyên phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - khẳng định, tác phẩm do Sotheby’s đấu giá là giả. Nữ họa sĩ cho biết, cha mình chỉ sáng tác một bức sơn mài "Nhà tranh gốc mít" (kích cỡ 67 x 105cm). Bức sơn mài này từng trưng bày ở Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1958. Năm 1960 thì chuyển giao về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

sothebys hongkong bi to ban tranh gia cua hoa si nguyen van ty hinh 2

Tác phẩm "Nhà tranh gốc mít" được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. (Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)

Đồng thời, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh xác nhận, bảo tàng mua tác phẩm năm 1960, sau khi bức sơn mài đoạt giải A tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc. Hiện bức này được lưu giữ, trưng bày tại đây. 

Theo giám tuyển người Việt Ace Lê từ Singapore, cá nhân ông không hiểu Sotheby's có ý gì khi dùng cụm từ "tương đương với" ("comparable to").

"Đây là lần đầu tiên tôi thấy từ này nên thấy rất lạ. Nếu là hai tác phẩm giống nhau của cùng một tác giả, thì phải có bằng chứng rõ ràng hơn việc đơn thuần ghi là "tương đương với". Trong trường hợp này, việc nhà đấu giá không liên lạc với người thân cố họa sĩ là một thiếu sót rất lớn".

Nghi vấn đặt ra liệu họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ có vẽ 2 tác phẩm cùng một chủ đề? Tuy nhiên, bà Bình Minh khẳng định, gia đình chưa bao giờ thấy bức bình phong "Nhà tranh gốc mít" nào cả, đó là đồ rởm, đồ nhái.

Nói về bút pháp nghệ thuật, bà Bình Minh nhấn mạnh không có bức bình phong, không một tí nào của cố họa sĩ, mà là của người không biết gì về hội họa làm.

Giám tuyển Ace Lê cũng khẳng định, bức bình phong mà Sotheby’s sắp đấu giá so với bức sơn mài của Nguyễn Văn Tỵ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có bút pháp khác nhau hoàn toàn, chưa kể màu sắc.

Hiện tại, nhà đấu giá chưa phản hồi. Gia đình họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ cho biết không có ý định liên hệ Sotheby's, chỉ muốn thông tin sự việc để công chúng biết. Đại diện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nói chỉ có trách nhiệm xác thực tác phẩm gốc, không liên hệ, phản hồi với nhà đấu giá.

Họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ (1917-1992), tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 11. Ông là Tổng thư ký đầu tiên của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Năm 2000, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho các bức sơn mài: "Nhà tranh gốc mít" - 67x105cm (1958), "Du kích Bắc Sơn" - 86x121cm (1958), "Bắc Nam một nhà" - 86x56cm (1961).

Được biết, sàn đấu giá quốc tế từng gỡ nhiều tranh Đông Dương giả. Hồi tháng 9/2019, Sotheby’s Hong Kong rút hai bức "Lá thư" (Tô Ngọc Vân) và "Hai cô gái" (Trần Văn Cẩn) khỏi phiên đấu giá vì bị cho là tranh giả.

sothebys hongkong bi to ban tranh gia cua hoa si nguyen van ty hinh 3

Sotheby’s Hong Kong từng rút bức tranh lụa Lá thư khỏi phiên đấu giá vì bị cho là tranh giả.

Giữa tháng 7/2020, nhà đấu giá Tajan (Pháp) gỡ bỏ 5/6 bức tranh dự kiến đưa vào phiên đấu giá ngày 21/7 sau khi nhận được phản hồi về các nghi vấn tranh giả gắn tên một số danh họa Việt Nam như Nguyễn Gia Trí, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái.

Duy Chung

Bình Luận

Tin khác

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa