Sri Lanka bác tin đồn cho Trung Quốc thuê cảng biển chiến lược thêm 99 năm

Thứ ba, 23/03/2021 06:22 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đại sứ Sri Lanka tại Trung Quốc đã lên tiếng bác tin đồn rằng quốc gia Nam Á đang có kế hoạch gia hạn hợp đồng cho thuê cảng Hambantota đã từng ký kết với Bắc Kinh thêm 99 năm nữa.

Cảng Hambantota nằm ở vị trí chiến lược và đầy tiềm năng khi nó nằm gần trung tâm tuyến vận tải biển nhộn nhịp thuộc miền Nam Sri Lanka, nhìn ra Ấn Độ Dương. Ảnh: SCMP

Cảng Hambantota nằm ở vị trí chiến lược và đầy tiềm năng khi nó nằm gần trung tâm tuyến vận tải biển nhộn nhịp thuộc miền Nam Sri Lanka, nhìn ra Ấn Độ Dương. Ảnh: SCMP

Trả lời phỏng vấn tờ South China Morning Post, Đại sứ Sri Lanka tại Trung Quốc - ông Palitha Kohono – đã bác bỏ thông tin cho rằng nước này đang lên kế hoạch gia hạn hợp đồng từng ký kết với Bắc Kinh, tiếp tục cho thuê và cấp quyền điều hành cảng Hambantota thêm 99 năm nữa.

Đề cập tới tình hình căng thẳng giữa quan hệ của Trung Quốc với Mỹ và Ấn Độ trong những tháng vừa qua, vị đại sứ của Sri Lanka tại Trung Quốc nhấn mạnh rằng đất nước của ông “sẽ không bao giờ xây tàu sân bay không thể chìm (ám chỉ làm căn cứ quân sự cho một quốc gia khác) và gây ra mối đe dọa cho bất kỳ bên nào”.

Khi được hỏi về khả năng phía Tổng thống Sri Lanka sẽ thông qua kế hoạch gia hạn thêm hợp đồng cho thuê cảng, ông Kohano chia sẻ rằng: “Nếu quả thực có một thỏa thuận như vậy thì hai bên sẽ bí mật tiến hành và không thể chia sẻ cho giới báo chí và dân chúng”.

Cảng biển chiến lược

Vào năm 2017, Sri Lanka ký hợp đồng trị giá 1,12 tỉ USD (hơn 25.400 tỉ đồng) cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong vòng 99 năm. Ảnh: Getty.

Vào năm 2017, Sri Lanka ký hợp đồng trị giá 1,12 tỉ USD (hơn 25.400 tỉ đồng) cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong vòng 99 năm. Ảnh: Getty.

Tọa lạc ở cực nam của Sri Lanka, cảng Hambantota được đánh giá sở hữu vị trí tầm quan trọng chiến lược và đầy tiềm năng khi nó nằm gần trung tâm tuyến vận tải biển nhộn nhịp thuộc miền Nam Sri Lanka, nhìn ra Ấn Độ Dương. Đây cũng chính là nơi hơn 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua.

Chính vì vậy, cảng Hambantota là dự án nằm trong sáng kiến Vành đai và Con đường đầy tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sáng kiến này gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng quốc tế, với cáo buộc là cách thức Trung Quốc đưa các nước nghèo rơi vào “bẫy nợ ngoại giao”. Dự án trên đồng thời cũng đem đến nhiều lo ngại cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng cảng biển chiến lược tại Ấn Độ Dương này vào mục đích quân sự.

Vào năm 2017, sau khi không thể hoàn trả các khoản vay với Trung Quốc đã sử dụng vào mục đích phát triển cảng, Colombo đã ký hợp đồng trị giá 1,12 tỷ USD và đồng ý cho Bắc Kinh thuê khu cảng Hambantota trong vòng 99 năm.

Theo bản thỏa thuận, Sri Lank đồng ý bán 70% cổ phần cảng và sử dụng số tiền trên để thanh toán khoản nợ 6 tỷ USD từng vay của Trung Quốc. Đổi lại, Bắc Kinh đồng ý đầu tư thêm 600 triệu USD để phát triển Hambantota.

“Không thể mắc bẫy nợ”

Là một dự án hầu hết được tài trợ và xây dựng bởi chính quyền và các công ty Trung Quốc, cảng Hambantota đã trở thành tâm điểm cho những người chỉ trích với cáo buộc Trung Quốc đang sử dụng “ngoại giao bẫy nợ” để tăng sức ảnh hưởng địa chính trị trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, đại sứ Kohona cũng bác bỏ những cáo buộc trên khi chia sẻ: “Khoản nợ của Sri Lanka đối với Trung Quốc chiếm dưới 10% tổng số nợ của chúng tôi, vì thế, chúng tôi không thể mắc bẫy. Số nợ còn lại của chúng tôi là với các tổ chức đa phương, phố Wall và một số tổ chức khác”, nhà ngoại giao của Sri Lanka khẳng định.

“Trong hầu hết mọi tình huống, Trung Quốc đến đưa tiền cho Sri Lanka. Chúng tôi đến Trung Quốc và đặt vấn đề vay tiền”, ông Kohona chia sẻ. “Chúng tôi luôn đánh giá cẩn thận tình hình. Chúng tôi đã hỏi một số bên khác nhưng họ không sẵn sàng cho vay. Vì vậy, chúng tôi nhờ cậy đến Trung Quốc”.

Theo ông Kohona, phía Bắc Kinh đã hỗ trợ tài chính và giúp đất nước của ông “vượt qua giai đoạn khó khăn này” sau những lo ngại sẽ không thể đáp ứng được các khoản trả nợ do ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế nước này.

Theo nguồn tin, Sri Lanka gần đây đã đàm phán khoản vay trị giá 500 triệu USD với Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và khoản vay 180 triệu USD từ Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Hai quốc gia cũng đã đồng ý hoán đổi tiền tệ trị giá 1,5 tỷ USD.                                                                                        

Hương Vũ

Tin khác

Thêm Bangladesh phải đóng cửa trường học do nắng nóng nghiêm trọng

Thêm Bangladesh phải đóng cửa trường học do nắng nóng nghiêm trọng

(CLO) Bangladesh một lần nữa phải đóng cửa tất cả các trường tiểu học trên cả nước và các cơ sở giáo dục khác trong đợt nắng nóng nghiêm trọng đang tấn công khắp các khu vực Nam Á và Đông Á.

Thế giới 24h
Nắng nóng do biến đổi khí hậu đe dọa tương lai ngành du lịch Úc

Nắng nóng do biến đổi khí hậu đe dọa tương lai ngành du lịch Úc

(CLO) Sự nóng lên toàn cầu đang đặt ra những câu hỏi lớn cho tương lai của ngành du lịch và cách xử lý các điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Úc.

Thế giới 24h
Nắng nóng lên tới 50 độ C khiến nhiều trường học phải đóng cửa ở Philippines

Nắng nóng lên tới 50 độ C khiến nhiều trường học phải đóng cửa ở Philippines

(CLO) Philippines đang phải đối mặt với mùa hè nóng bức gay gắt cùng với hiện tượng El Nino khiến nhiệt độ tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả việc học tập của học sinh.

Thế giới 24h
Tàu vượt biên chìm ở Hy Lạp, nhiều người thiệt mạng và mất tích

Tàu vượt biên chìm ở Hy Lạp, nhiều người thiệt mạng và mất tích

(CLO) Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp đã tìm thấy thi thể một người di cư và đang tìm kiếm ít nhất 4 người khác mất tích sau khi tàu của họ chìm ngoài khơi đảo Samos vào Chủ nhật (28/4).

Thế giới 24h
Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

(CLO) Ngày 28/4, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết chỉ có Mỹ mới có thể ngăn chặn Israel tấn công thành phố biên giới Rafah ở Gaza, đồng thời nói thêm rằng cuộc tấn công dự kiến ​​​​trong vài ngày tới có thể buộc phần lớn người dân Palestine phải chạy trốn khỏi vùng đất này.

Thế giới 24h