Sự gia tăng của vốn cổ phần tư nhân ở châu Âu có bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Chủ nhật, 05/07/2020 09:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Châu Âu vẫn đang vật vã với đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng sức khỏe không đồng nghĩa với sự cản trở đà tăng của quỹ đầu tư ở Châu Âu.

Sự gia tăng của vốn cổ phần tư nhân ở châu Âu có bị ảnh hưởng bởi Covid-19? Ảnh: F&C

Sự gia tăng của vốn cổ phần tư nhân ở châu Âu có bị ảnh hưởng bởi Covid-19? Ảnh: F&C

Ông Johannes Huth, trưởng quản lý quỹ KKR tại khu vực châu Âu cho biết: “Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chúng tôi đã dồn toàn bộ sức lực để giải cứu những công ty mà chúng tôi đang sở hữu”.

Lần này quỹ đầu tư vốn tư nhân (viết tắt là PE) đã chuẩn bị kỹ càng để tận dụng thảm họa kinh tế như cách mà những đối thủ của mình đã làm.

4/5 nhân viên của quỹ KKR đang theo dõi những công ty trong danh mục của quỹ này, từ Acciona, công ty năng lượng tái tạo của Tây Ban Nha, cho đến Upfield, công ty sản xuất bơ thực vật ở Hà Lan.

Các nhân viên còn lại thì đang tìm kiếm những cơ hội khác. Một vài thương vụ tập trung vào lĩnh vực công nghệ và chăm sóc sức khỏe.

Tháng trước, EQT, một công ty đầu tư quỹ ở Thụy Điển, đã đồng ý mua lại doanh nghiệp sản xuất sản phẩm khử trùng Schülke của Đức, với mức giá khoảng 900 triệu Euro (tương đương 990 triệu USD).

Nhưng theo chuyên gia tư vấn của McKinsey, Lukas Schäfer, “việc thu mua doanh nghiệp đã gần như dừng hoạt động”.

Chắc hẳn sẽ không có quá nhiều thương vụ diễn ra từ giờ cho đến tháng Tám.

Các công ty sẽ công bố số liệu lợi nhuận của Quý II, khi những chính sách kiểm soát virus của các chính phủ được thắt chặt nhất, giúp biết rõ hơn số lượng các doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt.

Từ giờ đến đó, các công ty đầu tư quỹ sẽ tập trung vào những phi vụ đầu tư gặp nhiều khó khăn nhất hiện nay của họ.

Ví dụ, 1/10 danh mục đầu tư toàn cầu của quỹ EQT rơi vào các ngành công nghiệp đang gặp khó khăn như công nghiệp giải trí và du lịch.

Dù vậy, Huth vẫn cho rằng các quỹ PE thừa sức vượt qua khủng hoảng. Trong một thế giới mà lãi suất không đáng kể, nhu cầu sở hữu những tài sản thay thế vẫn sẽ tiếp tục được duy trì.

Tưởng châu chấu, hoá ra là ong mật

Christian Sinding, giám đốc điều hành quỹ EQT, thậm chí còn nghĩ rằng cuộc khủng hoảng sẽ củng cố thêm sức mạnh của ngành công nghiệp này, nhờ vào số lượng lớn “bột khô” (ý chỉ có rất nhiều nhà đầu tư) giúp quỹ EQT nhanh chóng mua được món hời.

Các công ty do quỹ PE sở hữu có vẻ ít sử dụng viện trợ từ chính phủ ở các nước châu Âu.

Một số công ty đang áp dụng chính sách cắt giảm, như chính sách Kurzarbeit của Đức, sẽ trả hơn 2/3 mức lương thực nhận của các nhân viên bị cắt giảm.

Một số khác đang bị trì hoãn bởi những vấn đề liên quan đến các khoản trợ cấp, như duy trì việc làm.

Và nhiều công ty không đáp ứng tiêu chuẩn để nhận khoản vay hỗ trợ từ chính phủ, vì khoản nợ của họ đã quá cao.

Liên Minh Châu Âu cũng cấm các công ty có lỗ lũy kế vượt quá 50% vốn cổ phần, nhận trợ cấp chính phủ.

Các quỹ PE đang vận động Ủy Ban Châu Âu nới lỏng quy định. Cuộc khủng hoảng này giống như một bài kiểm tra sức bền của quỹ PE trên lục địa châu Âu.

Theo Detlef Mackewicz của công ty tư vấn đầu tư Mackewicz & Partner, nước Anh từng là thị trường hấp dẫn nhất ở châu Âu, tiếp đến là bán đảo Scandinavia, Hà Lan và Đức.

Đối với người Đức, họ đã từng rất thận trọng với các quỹ PE: một chính trị gia cấp cao đã gọi các quỹ đầu tư là “những con châu chấu” tước đoạt tài sản.

Nhưng vài năm gần đây, thái độ đã thay đổi. Vào năm 2019, giá trị của những thương vụ được công bố tại Đức đạt mức 32 tỷ Euro, cao nhất từ trước đến nay.

Năm nay khởi đầu bằng một trong những thương vụ lớn nhất của quỹ PE ở châu Âu: vụ mua lại Thyssenkrupp Elevator (công ty thang máy) trị giá 17 tỷ Euro của liên minh hai công ty quỹ PE Advent International và Cinven.

Được mong đợi sẽ hồi phục nhanh hơn nhiều nền công nghiệp khác ở châu Âu, nước Đức dường như có khả năng giữ vững vị thế mới của mình là thị trường hấp dẫn nhất châu lục.

Năm 2007, Randolf Rodenstock của công ty gia đình chuyên sản xuất mắt kính Rodenstock, đã nói rằng những “con châu chấu” của ông ấy thật chất là những chú ong mật.

Các quản lý ngày nay nhiều khả năng sẽ đồng tình với suy nghĩ này.

Mai Bùi

Tin khác

Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

(CLO) CEO Elon Musk của Tesla đã đến Bắc Kinh vào Chủ nhật (28/4) trong một chuyến thăm không báo trước, nơi ông dự kiến sẽ thảo luận về việc triển khai công nghệ Xe tự lái hoàn toàn (FSD).

Thế giới 24h
Ukraine liên tiếp rút quân ở phía đông, ông Zelenskyy thúc giục thêm vũ khí

Ukraine liên tiếp rút quân ở phía đông, ông Zelenskyy thúc giục thêm vũ khí

(CLO) Chỉ huy hàng đầu của Ukraine hôm Chủ nhật (28/4) cho biết, quân đội Kiev đã rút lui khỏi ba ngôi làng ở chiến trường phía đông nước này bởi sức ép quá mạnh từ lực lượng đông đảo của Nga.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục cảnh báo mạnh mẽ phương Tây nếu tịch thu tài sản của Nga

Nga tiếp tục cảnh báo mạnh mẽ phương Tây nếu tịch thu tài sản của Nga

(CLO) Ngày 28/4, các quan chức Nga cảnh báo Mỹ và phương Tây rằng Moscow sẽ có phản ứng "ăn miếng trả miếng" và "quyết liệt" nếu tài sản đóng băng của nước này bị tịch thu.

Thế giới 24h
Israel đồng ý 'tham kiến' Mỹ trước khi tấn công Rafah

Israel đồng ý 'tham kiến' Mỹ trước khi tấn công Rafah

(CLO) Ngày 28/4, người phát ngôn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết Israel đã đồng ý lắng nghe những quan ngại và suy nghĩ của Mỹ trước khi tiến hành cuộc tấn công vào thành phố biên giới Rafah ở Gaza.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

(CLO) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip tiên tiến sang Trung Quốc không nhằm mục đích kìm hãm nền kinh tế hoặc sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

Thế giới 24h