Sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý khoa học trong các cơ quan Quốc hội

Thứ hai, 22/02/2021 21:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại phiên họp thứ 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vào chiều nay (22/2), UBTVQH đã cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 887-NQ/UBTVQH12 về việc ban hành Quy chế quản lý khoa học trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH và Văn phòng Quốc hội (VPQH).

Quang cảnh phiên họp lần thứ 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quang cảnh phiên họp lần thứ 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trình bày về việc xây dựng dự thảo Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH, Đoàn ĐBQH và VPQH, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển nêu rõ: Trên cơ sở Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000, UBTVQH ban hành Quy chế quản lý khoa học trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của UBTVQH và VPQH (Nghị quyết 887/NQ-UBTVQH12 ngày 5/3/2010).

Tuy nhiên, sau 11 năm thực hiện, nhiều quy định của Quy chế quản lý khoa học không còn phù hợp, cụ thể là: Có nhiều quy định của Quy chế quản lý khoa học không còn phù hợp Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, không phù hợp với đặc thù và yêu cầu về quản lý khoa học trong các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc UBTVQH và VPQH.

Cùng với đó, thời gian triển khai một đề tài khoa học cấp Bộ là quá dài so với yêu cầu cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho các dự án Luật trình ra Quốc hội; chưa có sự tương thích giữa việc lập dự toán kinh phí theo quy định chung với yêu cầu hoạt động nghiên cứu khoa học phải góp phần phục vụ trực tiếp và hiệu quả cho việc xem xét, thông qua các dự án Luật tại các kỳ họp của Quốc hội; chưa có quy định về đề tài/đề án khoa học cấp bộ đột xuất, trọng điểm, dự án điều tra cơ bản kinh tế-xã hội, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, các hoạt động khoa học chung...

Có nhiều quy định của Quy chế quản lý khoa học chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ các nhiệm vụ của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH...

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển.

Từ các lý do, ông Hiển cho rằng cần thiết phải ban hành Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ mới thay thế cho Quy chế quản lý khoa học hiện hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác nghiên cứu và quản lý khoa học và công nghệ trong các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc UBTVQH, Đoàn Đại biểu Quốc hội và VPQH

Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu và tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý khoa học và công nghệ trong các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc UBTVQH, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội trong thực hiện các chức năng lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước..

Tại phiên họp, có một số nội dung được đưa ra xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cụ thể như sau: Về tiêu chuẩn cá nhân là Chủ nhiệm đề tài/đề án khoa học cấp Bộ (Điều 7 dự thảo Quy chế): So với Quy chế hiện hành, dự thảo Quy chế quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn cá nhân là Chủ nhiệm đề tài/ đề án khoa học cấp Bộ nhằm mục đích nâng cao chất lượng và năng lực nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài.

Trong đó, quy định rõ người đăng ký làm Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học cấp Bộ phải “Có học vị tiến sĩ trở lên; hoặc có học vị cao nhất là thạc sĩ và có thời gian công tác tại các cơ quan Quốc hội từ 8 năm trở lên; hoặc có học vị cao nhất là cử nhân và có thời gian công tác ở cơ quan Quốc hội từ 10 năm trở lên” (điểm a khoản 2 Điều 7 Dự thảo).

Đa số ý kiến tán thành với quy định trên, tuy nhiên cũng có ý kiến đề nghị giữ như quy định hiện hành, theo đó tiêu chuẩn cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm là: “có trình độ đại học trở lên” (điểm a khoản 1 Điều 21 Quy chế QLKH hiện hành).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, việc ban hành Quy chế quản lý khoa học sửa đổi lần này làm cho Viện Nghiên cứu lập pháp mạnh lên, giúp cho Quốc hội khoá tới có cơ sở và luận cứ khoa học trong công tác lập pháp.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, việc ban hành Quy chế quản lý khoa học sửa đổi lần này làm cho Viện Nghiên cứu lập pháp mạnh lên, giúp cho Quốc hội khoá tới có cơ sở và luận cứ khoa học trong công tác lập pháp.

Về Phụ lục gồm các biểu mẫu kèm theo (Điều 42 dự thảo Quy chế): Dự thảo Quy chế (Điều 42) được xây dựng theo 02 phương án. Phương án 1: Xây dựng các phụ lục của Quy chế, bao gồm một loạt các biểu mẫu, hợp đồng và được ban hành kèm theo Nghị quyết. Phương án này có ưu điểm là bảo đảm tính đồng bộ, khi Nghị quyết được UBTVQH thông qua và có hiệu lực thi hành thì có thể triển khai ngay, tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý khoa học và công nghệ.

Tuy nhiên, quy định như vậy sẽ không bảo đảm tính linh hoạt trong trường hợp muốn thay đổi biểu mẫu để phù hợp với yêu cầu quản lý. Do UBTVQH là cơ quan ban hành Nghị quyết (kèm theo Quy chế và Phụ lục) nên trường hợp cần thay đổi biểu mẫu thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới là cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi các biểu mẫu này.

Phương án 2: Bỏ nội dung dẫn chiếu trong dự thảo Quy chế và các biểu mẫu kèm theo; theo đó bổ sung thêm tại Điều 42 dự thảo Quy chế: “Căn cứ vào Quy chế này và các quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, Viện Nghiên cứu lập pháp xây dựng các biểu mẫu, hợp đồng mẫu phục vụ cho hoạt động quản lý khoa học trong các cơ quan Quốc hội”. Phương án này có ưu điểm bảo đảm sự chủ động, linh hoạt, cập nhật kịp thời hơn trong quá trình quản lý hoạt động khoa học khi các văn bản quy phạm pháp luật về khoa học công nghệ có thay đổi, cần điều chỉnh các biểu mẫu phục vụ yêu cầu quản lý. Viện Nghiên cứu lập pháp đồng ý với phương án 2.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, việc ban hành Quy chế quản lý khoa học sửa đổi lần này làm cho Viện Nghiên cứu lập pháp mạnh lên, giúp cho Quốc hội khoá tới có cơ sở và luận cứ khoa học trong công tác lập pháp. “Tôi đề nghị UBTVQH thông qua Quy chế này để tạo điều kiện cho Quốc hội và đại biểu khóa tới hoạt động hiệu quả hơn với việc cung cấp luận cứ từ Viện Nghiên cứu lập pháp”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng tán thành việc ban hành nghị quyết sửa đổi này để khắc phục những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về khoa học của Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc UBTVQH.

“Chúng ta có thể thông qua Nghị quyết sửa đổi Quy chế này để công tác nghiên cứu khoa học của các cơ quan của Quốc hội ngày càng tốt hơn”, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, Viện Nghiên cứu lập pháp cần nâng cao công tác nghiên cứu, cập nhật số liệu cho công tác lập pháp của Quốc hội, đại biểu Quốc hội.

Theo ông Phúc, hiện vẫn chưa nhiều đại biểu sử dụng các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu lập pháp trong công việc. Đồng thời, ông đề nghị tách bạch công tác quản lý nhà nước và nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu lập pháp. 

Dự thảo Quy chế quản lý khoa học gồm 9 chương, 42 Điều, kèm theo là Phụ lục với các biểu mẫu. So với Quy chế quản lý khoa học hiện hành thì Dự thỏa Quy chế thay đổi cơ bản về cấu trúc và giảm 32 điều so với Quy chế hiện hành (Quy chế QLKH hiện hành có 74 điều). So với Quy chế quản lý khoa học hiện hành, dự thảo Quy chế có một số sửa đổi, bổ sung chính như sau:

Sửa đổi tên và phạm vi điều chỉnh của Quy chế cho phù hợp với quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và đặc thù hoạt động nghiên cứu và quản lý khoa học của Quốc hội. Trong đó, bổ sung Đoàn Đại biểu Quốc hội cũng là chủ thể tham gia hoạt động khoa học; bổ sung một số hình thức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ như: các hoạt động khoa học chung; đề tài, đề án khoa học cấp bộ đột xuất, trọng điểm, dự án điều tra cơ bản kinh tế - xã hội, nhiệm vụ bảo vệ môi trường….nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ trong thực tiễn.

Dự thảo Quy chế quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đối với Chủ nhiệm chương trình, Chủ nhiệm các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ và cấp cơ sở cũng như xác định rõ những trường hợp không được đăng ký đề tài/đề án; quy định cụ thể, chi tiết trách nhiệm của từng chủ thể tham gia vào quá trình thực hiện đề tài phù hợp với đặc thù hoạt động khoa học trong các cơ quan Quốc hội.

Quốc Trần

Tin khác

Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

Ra mắt Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội tại Sầm Sơn (Thanh Hóa)

(CLO) Tối 27/4, UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2024 và khánh thành Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn.

Tin tức
Điện Biên Phủ - “Vành hoa đỏ”, “Thiên sử vàng” chói lọi của lịch sử chống ngoại xâm

Điện Biên Phủ - “Vành hoa đỏ”, “Thiên sử vàng” chói lọi của lịch sử chống ngoại xâm

(CLO) Đã 70 năm trôi qua nhưng âm hưởng của bản hùng ca Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” không chỉ tại Việt Nam mà còn vang vọng mãi đến muôn đời sau, khắp cả năm châu, bốn biển.

Tin tức
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tỉnh An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tỉnh An Giang

(CLO) Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Tin tức
Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Tin tức