Suy thoái năm 1980 là chỉ dẫn hữu ích cho công cuộc phục hồi sau đại dịch

Chủ nhật, 12/07/2020 10:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thời kỳ suy thoái trong quá khứ có lẽ là chỉ dẫn hữu ích cho công cuộc phục hồi ngày nay.

Báo Công luận

Dù cho tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã gây bất ngờ đến hầu hết mọi người khi chúng sụt giảm vào tháng Năm thì vẫn còn 20 triệu người lao động mất việc do dịch Covid-19.

Tỷ lệ thất nghiệp chính thức là 13,3%, nhưng nếu tính cả những người đang được thuê nhưng không đi làm thì con số này tăng tới 16%.

Nhiều nhà bình luận lo ngại sẽ có một lượng lớn người thất nghiệp không có việc để trở lại làm, kể cả khi các lệnh đóng cửa được nới lỏng và những khoản tiền đầy tính kích thích (kinh tế) chuyển tới tài khoản ngân hàng.

Trong một podcast (bài phát thanh) do ứng cử viên tiềm năng cho vị trí tổng thống của đảng Dân chủ, Joe Biden làm chủ, cựu đối thủ Andrew Yang đã nói “Tôi được biết tâm tư thầm kín của nhiều CEO công ty lớn, họ bộc bạch rằng không có ý định thuê lại lượng lớn người mà họ đã cho nghỉ phép hoặc nghỉ việc.”

Liệu ông Yang có đúng không? Vấn đề này có ý nghĩa bởi nó tác động đến cường độ của sự phục hồi.

Bạn có thể quay lại làm công việc cũ ngay tức khắc, nhưng để tìm việc mới thường phải mất thời gian.

Những người tiếp tục làm công việc cũ của mình có thể cũng có năng suất hơn, bởi họ đã quen nghiệp vụ, từ đó giúp có mức lương cao hơn hay ít nhất là vào thời điểm ban đầu.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người rốt cuộc được chủ lao động gọi đi làm lại không nhận thấy lương giảm – nhưng những người bị sa thải hẳn lại nhận thấy thu nhập hàng tháng của công việc sau đó giảm tới 12%.

Sau cuộc suy thoái kết thúc năm 1982, thất nghiệp giảm nhanh hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2009, một phần là do tỉ lệ số người chỉ mất việc tạm thời lúc đó cao hơn.

Chỉ dẫn hữu ích từ quá khứ

Kinh nghiệm từ những năm đầu thập niên 1980 ấy có thể là chỉ dẫn hữu ích cho cuộc phục hồi sau đại dịch.

Cuộc suy thoái những năm đó cũng là hậu quả từ một chính sách nhằm hy sinh tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn để đánh bại một kẻ thù.

(Tuy nhiên chính sách ở thời điểm đó là tăng lãi suất để phá vỡ lạm phát, chứ không phải ban hành lệnh đóng cửa để dẹp virus).

Theo những nhà phân tích từ ngân hàng Goldman Sachs, nếu các chủ lao động nghĩ rằng các chính sách hạn chế hoạt động của chính phủ là tạm thời, có lẽ họ sẽ quyết định giảm thiểu việc cho người lao động nghỉ hẳn, bởi việc này gây gián đoạn hoạt động kinh doanh.

Trong tháng Năm, có khoảng ba phần tư số lao động đang nghỉ cho rằng rốt cuộc họ sẽ được gọi đi làm lại.

Dữ kiện từ thông báo do các doanh nghiệp lớn phát đi trước khi cho nghỉ hàng loạt cũng phác họa một bức tranh tương tự.

Theo như ông Yang đã gợi ra trong podcast, người lao động có thể đã nhầm tưởng rằng giai đoạn khó khăn của mình chỉ là tạm thời.

Nhưng có bằng chứng cho thấy một lượng lao động đã được gọi đi làm trở lại.

Trong tháng Năm, có thêm 2,5 triệu việc làm – mức tăng hàng tháng lớn nhất cho đến nay – chắc hẳn không phải là do nhiều người lao động tìm thấy việc làm mới.

Dù gì đi chăng nữa, tìm việc luôn tốn thời gian.

Số việc làm tăng mạnh cũng khó mà tương xứng với mức tăng nhỏ hơn nhiều của các bài đăng việc trên trang web tuyển dụng, ngụ ý rằng nhiều chủ lao động chỉ đơn giản là triệu những người lao động cũ thay vì đăng lại.

Số lượng người lao động thất nghiệp tạm thời cũng giảm 2,7 triệu trong tháng Năm – dù cho một phần có thể đã trở thành thất nghiệp hoàn toàn, hay có thể đã rời hẳn lực lượng lao động.

Phục hồi vẫn còn là một chặng đường dài phía trước.

Tỷ lệ thất nghiệp đã vượt xa mức đỉnh của thời điểm sau cuộc khủng hoảng tài chính.

Đối với một số nhóm đối tượng, ví dụ như các chủng tộc thiểu số, việc làm tăng ít hơn các nhóm còn lại.

Dường như việc đại dịch sẽ làm tiêu biến nhiều việc làm là một ván bài đã ngã ngũ.

Vào lúc một số lệnh đóng cửa kết thúc, việc làm trong ngành dịch vụ thực phẩm và các cơ sở kinh doanh đồ uống đã chiếm hơn một nửa trong tổng số việc làm tăng lên trong tháng Năm.

Nhưng một nền kinh tế sau đại dịch có thể sẽ dẫn đến cầu ít hơn đối với những ngành dịch vụ đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp, so với thời điểm trước sự xuất hiện của virus.

Hơn nữa, nhiều nhà kinh tế dự đoán rằng các vụ phá sản sẽ gia tăng khi mà các công ty vốn đang đương đầu với doanh thu thấp đã cạn kiệt nguồn tiền.

Dù sao thì, thị trường lao động có lẽ ít nhất đã có một bước ngoặt.

Mai Bùi

Tin khác

Người dân Nga đổ xô đến xem 'chiến tích' xe tăng phương Tây thu được ở Ukraine

Người dân Nga đổ xô đến xem 'chiến tích' xe tăng phương Tây thu được ở Ukraine

(CLO) Xe tăng và các loại khí tài quân sự khác của phương Tây bị lực lượng Nga thu giữ ở Ukraine đã được trưng bày ở Moscow tại một cuộc triển lãm vào thứ Tư (1/5). Quân đội Nga cho biết điều này cho thấy sự giúp đỡ của phương Tây sẽ không ngăn họ chiến thắng.

Thế giới 24h
Tổng thống Colombia tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

(CLO) Tổng thống Colombia Gustavo Petro hôm thứ Tư (1/4) cho biết ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel vì các hành động quân sự của nước này ở Gaza.

Thế giới 24h
Mỹ công bố hàng trăm lệnh trừng phạt trên toàn cầu nhằm ngăn Nga 'lách cấm vận'

Mỹ công bố hàng trăm lệnh trừng phạt trên toàn cầu nhằm ngăn Nga 'lách cấm vận'

(CLO) Liên quan đến xung đột ở Ukraine, Mỹ hôm thứ Tư (1/5) công bố hàng trăm lệnh trừng phạt mới đối với nhiều thực thể trên khắp thế giới nhằm ngăn Nga lách các biện pháp cấm vận trước đó của phương Tây.

Thế giới 24h
Phe ủng hộ Israel hỗn chiến với phe ủng hộ Palestine tại trường đại học Mỹ

Phe ủng hộ Israel hỗn chiến với phe ủng hộ Palestine tại trường đại học Mỹ

(CLO) Ngày 1/5, những người ủng hộ Israel đã tấn công một trại biểu tình ủng hộ Palestine tại Đại học California ở Los Angeles (UCLA), vài giờ sau khi cảnh sát thành phố New York bắt giữ khoảng 300 người biểu tình ở Đại học Columbia và City College of New York gần đó.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Pháp bất ngờ đến Cairo trong chuyến công du Trung Đông

Ngoại trưởng Pháp bất ngờ đến Cairo trong chuyến công du Trung Đông

(CLO) Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã bất ngờ đến Cairo, Ai Cập vào thứ Tư trong chuyến công du Trung Đông, khi thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas đang đến cột mốc quan trọng.

Thế giới 24h