Tái hiện một Hà Nội rất khác qua tranh kí họa

Thứ ba, 08/10/2019 16:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Phố cổ Hà Nội - Kí họa và hồi ức” - Artbook song ngữ Việt - Anh (do Wings Books - thương hiệu sách trẻ của NXB Kim Đồng) vừa được phát hành nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Thủ đô, dường như đã tái hiện cả bầu trời hồi ức về Hà Nội qua những bức tranh kí hoạ.

Bìa cuốn sách

Bìa cuốn sách "Phố cổ Hà Nội - Kí họa và hồi ức".

“Phố cổ Hà Nội - Kí hoạ và hồi ức” (Hanoi's old quarter - Sketches and memories), tập hợp hơn 200 bức tranh kí hoạ bằng nhiều chất liệu và những bài viết tràn đầy cảm xúc về phố cổ Hà Nội trong dòng chảy thời gian, gắn với những nét đẹp văn hóa, lịch sử và quá trình đô thị hóa.

Không giống bất cứ một cuốn sách du khảo hay nghiên cứu nào về Hà Nội với những góc nhìn chuyên sâu, “Phố cổ Hà Nội - Kí hoạ và hồi ức” kể những câu chuyện về Hà Nội qua dòng hồi ức, sự quan sát tinh tế, chân thực, cùng những hiểu biết sâu rộng về Hà Nội của những người đã luôn dành cho Hà Nội một tình cảm đặc biệt.

1570179995_pho-co-ha-noi---ki-hoa-va-hoi-uc--6-

Cuốn sách có sự tham gia của gần 60 tác giả thuộc nhiều lứa tuổi (tác giả nhỏ tuổi nhất chỉ mới 8 tuổi), đến từ nhiều ngành nghề, họ có thể là nhà văn, nhà báo, kiến trúc sư, chuyên gia, họa sĩ chuyên và không chuyên đến từ nhóm Kí hoạ đô thị Hà Nội (Urban Sketchers Hanoi) - Nhóm tác giả vừa được trao tặng Giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 12 năm 2019” với các hoạt động truyền cảm hứng mạnh mẽ trong cộng đồng, nhằm khám phá, sáng tác và lưu giữ vẻ đẹp Hà Nội bằng tranh.

Ảnh chụp từ cuốn sách.

Ảnh chụp từ cuốn sách.

Như họa sĩ Nguyễn Thành Phong tìm về vẻ đẹp của những làng nghề, phường hội trong phố Hà Nội xưa; TS - KTS Nguyễn Quang Minh say mê với sự duyên dáng của nhà Pháp trong phố cổ Hà Nội; nhà văn Nguyễn Trương Quý tìm về nguồn cảm hứng vẽ phố Hà Nội của các họa sĩ trong quá khứ và trong dòng chảy đương đại…

5

 “Cách tiếp cận đậm chất ngẫu nhiên ấy lại hoàn toàn phù hợp với vẻ tự nhiên đặc trưng vốn có của khu phố cổ Hà Nội - một khu phố thị thuần Việt được xây dựng theo kiểu dân gian với mô hình hỗn hợp chức năng. Đó là hình ảnh của dấu ấn thời gian phản ánh trong chi tiết trang trí và kiến trúc của từng ngôi nhà, tạo nên vẻ đẹp bất ngờ, không lặp lại của không gian kiến trúc đường phố. Đó là cuộc sống của phố thị - nơi quá khứ như tiếp diễn trong hiện tại, luôn sống động và thay đổi không ngừng để thích nghi với nhu cầu của thời đại... Lần giở từng trang sách, chúng ta sẽ có những cảm nhận riêng về phố cổ Hà Nội, nhưng chắc chắn là mỗi chúng ta sẽ thêm yêu Hà Nội hơn.”, GS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam chia sẻ về cuốn sách.

8

Phố cổ Hà Nội có một lịch sử hình thành vô cùng đặc biệt. Khởi đầu từ sự quần tụ của những phố nghề, phường hội thủ công và buôn bán tại ngã ba sông, nơi gặp nhau của sông Tô Lịch (cổ) và sông Hồng, dần dà trở thành một nơi chốn lừng danh gọi là “Kẻ Chợ” ở chốn Thăng Long xưa. Theo dòng lịch sử cận đại, phố cổ Hà Nội đã trải qua nhiều lần biến đổi: Từ các chương trình cải tạo và chỉnh trang đô thị của chính quyền Thực dân những năm 1900; Quá trình thống nhất đất nước và sự tái phân bố nhà đất; "Đổi mới" và bùng nổ thị trường hàng hóa dịch vụ; Toàn cầu hóa và kinh tế du lịch. Ở mỗi giai đoạn, phố cổ Hà Nội đều ghi dấu những biến đổi khác nhau cả về mô hình kinh tế, mật độ cư dân, văn hóa và kiến trúc. Nhưng vẻ đẹp của phố cổ Hà Nội trên 1.000 năm tuổi vẫn có một sức hút khó cưỡng đến từ sự hòa quyện của những giá trị truyền thống, cổ xưa với hơi thở của cuộc sống đương đại, hội nhập quốc tế.

2

Kí hoạ là hình thức ghi chép hình ảnh trên mọi chất liệu trong thời gian nhanh, là bước đầu của sáng tác hội họa. Ngày nay kí họa đã được nhiều nghệ sĩ đưa lên thành các tác phẩm nghệ thuật và có giá trị thẩm mĩ cao. Những tác phẩm kí hoạ trong “Phố cổ Hà Nội - Kí hoạ và hồi ức” được thể hiện bằng nhiều chất liệu như màu nước, bút chì, sáp màu… với góc nhìn đa chiều, nhưng cùng chung một cảm hứng dành cho "phố phái". Những phố Bát Đàn, Cao Thắng, Cổng Đục, Chả Cá, Chân Cầm, Lý Quốc Sư, Chợ Gạo, Gầm Cầu... những góc đặc trưng chỉ có ở "phố thị" với bao cửa hàng, cửa hiệu san sát, bày bán cả trên vỉa hè, những ngôi nhà nhỏ với màu sơn vàng quen thuộc và hàng dây điện bắc qua, tấp nập người và xe cộ qua lại. Những công trình kiến trúc đã ngàn năm tuổi, từng dãy nhà cổ kính nằm bên những khách sạn, siêu thị, bar, tattoo shop, nhà hàng... mới xây dựng.

4

Phố Hà Nội tuy đông đúc, nhộn nhịp nhưng luôn tràn đầy sức sống, một con ngõ nhỏ cũng là nơi sinh sống, buôn bán của hàng trăm hộ dân từ sáng tinh mơ đến tối mịt. Và khi những mặt tiền, những nhà phố được "lột bỏ" khỏi những lớp xe máy, người, hàng hóa của cuộc sống thường nhật, dưới ánh đèn đường, phố cổ Hà Nội lại mang trong mình một diện mạo thật khác. Trong những khoảnh khắc giao mùa, Hà Nội lại khoác trên mình những sắc màu riêng, màu của cây cối, bầu trời, ánh sáng, mặt nước, bóng nắng... trở thành nguồn cảm hứng nên thơ cho các họa sĩ, nhà văn thể hiện qua những nét vẽ tinh tế, hài hòa và lời văn giàu xúc cảm.

6

Cùng với đó, sách còn dành một phần riêng giới thiệu về Đình trong phố cổ Hà Nội, gắn với tín ngưỡng thờ cúng, sự đa dạng của các phường nghề... là những di sản quý giá cần được trân trọng và giữ gìn.

Cả bầu trời hồi ức về Hà Nội qua những bức tranh kí hoạ, cuốn sách “Phố cổ Hà Nội - Kí họa và hồi ức” đã vẽ nên trong bạn đọc một Hà Nội bằng kí ức, và vẽ phố Hà Nội đang ngày một vận động, đổi thay trong dòng chảy của đời sống đô thị ngày nay.

P.V

Tin khác

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa