Tại sao nhiễm biến thể Omicron thường gây bệnh nhẹ?

Thứ tư, 05/01/2022 09:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) Omicron dường như không phát triển mạnh trong phổi, có thể do một protein được gọi là TMPRSS2 trong các tế bào phổi không cho Omicron bám dính tốt.

Sự kiện: COVID-19

Từ khi biến thể Omicron được phát hiện, có rất nhiều nghiên cứu quan sát biến thể này trong môi trường phòng thí nghiệm trên động vật trong tháng qua. Các nhà khoa học đã làm lây nhiễm Omicron vào các tế bào trong đĩa Petri và sau đó làm lây nhiễm sang động vật. Ít nhất sáu nghiên cứu đã phát hiện ra Omicron nhẹ hơn so với biến thể Delta và các biến thể trước đó.

Tiến sĩ Michael Diamond, nhà virus học tại Đại học Washington và là đồng tác giả của một nghiên cứu cho biết, điều này thật đáng ngạc nhiên, vì mọi biến thể khác đều cho thấy lây nhiễm mạnh mẽ cho những con chuột hamster.

tai sao nhiem bien the omicron thuong gay benh nhe hinh 1

Omicron có hơn 50 đột biến di truyền có thể cho phép coronavirus bám chặt hơn vào tế bào

Trước đó, một nhóm lớn các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ đã công bố một báo cáo về nghiên cứu trên chuột, cũng phát hiện những con chuột bị nhiễm Omicron ít có nguy cơ tử vong, và ít tổn thương phổi hơn.

Trong khi Omicron hiện diện trong mũi của chuột hamster giống như ở động vật bị nhiễm một biến thể trước đó của COVID-19, nhưng nhóm của Diamond nhận thấy mức Omicron trong phổi chỉ bằng 1/10 hoặc thấp hơn mức của các biến thể khác. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nghiên cứu được thực hiện trên động vật không phải lúc nào cũng được lặp lại ở người.

Trong khi đó, một nghiên cứu khác đã thu thập thêm thông tin về loại virus này bằng cách sử dụng các mẫu mô được lấy từ đường hô hấp của con người trong quá trình phẫu thuật. Các nhà nghiên cứu của Đại học Hồng Kông đã nghiên cứu 12 mẫu phổi, phát hiện ra rằng Omicron phát triển chậm hơn so với các biến thể trước đó.

Mặc dù điều này có thể làm sáng tỏ lý do tại sao những người bị nhiễm Omicron dường như ít phải nhập viện hơn những người nhiễm biến thể Delta, nhưng câu trả lời vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác minh kết quả.

Omicron có hơn 50 đột biến di truyền. Một số đột biến có thể cho phép coronavirus bám chặt hơn vào tế bào (như nghiên cứu trước đây đã chỉ ra), và một số đột biến khác có thể khiến nó né tránh các kháng thể.

Khi Corona virus đến phổi, các tế bào miễn dịch có thể phản ứng quá mức, không chỉ tấn công các tế bào bị nhiễm mà cả những tế bào không bị nhiễm bệnh. Chúng cũng có thể tạo ra tình trạng viêm nhiễm, gây tổn thương phổi, tạo sẹo phổi và di chuyển vào máu, gây ra các cục máu đông và làm tổn thương các cơ quan khác.

TS Ravindra Gupta, nhà virus học tại Đại học Cambridge cho biết, Omicron dường như không phát triển mạnh trong phổi có thể do một protein được gọi là TMPRSS2 (trong các tế bào phổi) không cho Omicron bám dính tốt. Điều đó có nghĩa là Omicron không lây nhiễm hiệu quả vào các tế bào này mạnh mẽ như Delta. Điều này cũng đã được phòng thí nghiệm của Gupta và một nhóm từ Đại học Glasgow phát hiện ra một cách độc lập.

Tuy nhiên TS Diamond nhấn mạnh rằng vẫn còn quá sớm để nói rằng TMPRSS2 là chìa khóa để hiểu về Omicron. Và các nghiên cứu vẫn chưa trả lời được tại sao biến thể này lại có khả năng lây lan rất nhanh như vậy.

Giải thích cho vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho biết, Omicron có thể có nhiều hơn trong nước bọt và đường mũi của cơ thể. Biến thể này cũng có thể ổn định hơn trong không khí hoặc lây nhiễm tốt hơn cho các vật chủ mới.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện khu vực phía Nam phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth... để cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Đồng Nai.

Sức khỏe
Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe
Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe
Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe