Tại sao tác phẩm của Picasso lại "lên cơn sốt" ở Châu Á?

Thứ năm, 05/04/2018 21:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những năm gần đây, các tác phẩm của Picasso đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều du khách, nhà sưu tầm tranh đến từ Châu Á.

Báo Công luận
PaBlo Ruiz Picasso.

PaBlo Ruiz Picasso thường được biết đến với tên gọi là Picasso, là một họa sĩ, nhà điêu khắc người Tây Ban Nha. Ông được coi là một trong 10 họa sĩ vĩ đại nhất trong top 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ XX. Ông và Georges Braque là hai người đã sáng lập ra trường phái lập thể trong hội họa và điêu khắc.

Các tác phẩm của ông đều mang trường phái lập thể, những màu sắc đậm nét, khuôn mặt của chân dung được mổ sẻ, phân tích rồi được kết hợp lại trong một mô thức trừu tượng. Và những tác phẩm đó dường như thể hiện rất ít quan niệm cái đẹp của người Châu Á, nhưng tình yêu của họ dành cho Picasso vẫn đạt tới mức đáng kinh ngạc.

Vì sao mà một họa sĩ người Tây Ban Nha cách đây hơn một thế kỷ lại hấp dẫn nhiều người từ nhiều nền văn hóa khác nhau đến như vậy?

Những năm gần đây, các nhà sưu tầm giàu có đến từ Châu Á như: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản đã thể hiện sự khao khát có được tác phẩm của Picasso, đặc biệt là những tác phẩm được đánh giá cao nhất.

Cả cuộc đời sự nghiệp, Picasso đã sáng tác được khoảng 50.000 tác phẩm, bao gồm gần 2.000 bức tranh, hơn 1.200 bức điêu khắc, gần 3.000 tác phẩm gốm, 12.000 bản vẽ, và hàng nghìn bức tranh in từ những bản khắc…

Báo Công luận
 Bức tranh "Cậu bé và cái tẩu".

Các tác phẩm của Picasso đều được bán với giá hàng triệu đô la. Bức Garcon a la Pipe của ông là một trong những bức tranh có giá bán đắt nhất mọi thời đại, 104 triệu đô la vào năm 2004.

Femme assise, robe bleue (tạm dịch: Người phụ nữ trong chiếc áo choàng xanh, năm 1939) được bán với giá 45 triệu đô la vào năm 2017;  Buste de femme (1938) được bán với giá 67,4 triệu đô la vào năm 2015.

Đầu năm 2012, Tập đoàn Wanda của Đại Liên ở Trung Quốc đã đấu giá thành công bức tranh Claude et Paloma (1950) với giá 28,2 triệu đô la.

Jonathan Wong, Giám đốc phòng trưng bày S2 Sotheby ở Hồng Kông cho biết, niềm đam mê sưu tầm tranh Picasso của những nhà sưu tầm Trung Quốc mới có cách đây khoảng 3 - 5 năm. Tính linh loạt trong các tác phẩm của Picasso, từ tranh đến điêu khắc, đồ gốm đã đem đến cho người mua nhiều sự lựa chọn.

Ông còn cho biết thêm, cuộc đời đầy màu sắc của Picasso đã đánh trúng vào cuộc sống lãng mạn của những nghệ sĩ vĩ đại Trung Quốc. Chính phong thái sống ung dung, tự tại và tính lãng mạng đồng điệu với người Châu Á trong con người của Picasso đã truyền cảm hứng vào những tác tẩm của ông.

Ngoài ra, tính thẩm mỹ trong các tác phẩm và sự ảnh hưởng của nghệ thuật Picasso đến một số nghệ sĩ nổi tiếng cùng thời ở Châu Á, là điểm thu hút khách du lịch và những người có đam mê sưu tầm tranh.

Wong cho biết, những chân dung trong tác phẩm của Picasso đã thể hiện được Trung Quốc thời hiện đại, bởi vì chân dung đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật đương đại và hiện đại của Trung Quốc, đặc biệt từ năm 1949.

Những người Trung Quốc lớn lên với phong cách đa dạng về phối cảnh trong những bức tranh phong cảnh truyền thống, sẽ dễ dang nhận ra và kết nối với những chân dung mang trường phái lập thể của Picasso.

Masayuki Tanaka, giáo sư về lịch sử nghệ thuật tại Đại học Nghệ thuật Muashino ở Tokyo, Nhật Bản cho biết Picasso với họa sĩ người Nhật Taro Okamoto đã từng gặp nhau khi ông này thăm phòng tranh của họa sĩ người Tây Ban Nha ở Vallauris vào những năm đầu thập niên 50 của thế kỷ XX. Okamoto đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ Picasso.

 Một trong những tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ người Nhật, Myth of Tomorrow, là sự hưởng ứng với tác phẩm Guernica của Picasso. Cả hai tác phẩm đều biểu hiện nghệ thuật về sự kinh hoàng của chiến tranh.

Dương Thành (dịch theo BBC)

Tin khác

Du khách nghẹn ngào khi xem bức tranh panorama tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ

Du khách nghẹn ngào khi xem bức tranh panorama tái hiện chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, được xác định là cơ hội vàng để thu hút du khách về với Ninh Bình. Ngành du lịch Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón 550.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 520 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa