Tái xuất Series "Thám tử Kỳ Phát" của “Vua truyện trinh thám Việt Nam”

Chủ nhật, 28/10/2018 12:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Series "Thám tử Kỳ Phát" của Phạm Cao Củng – “Vua truyện trinh thám Việt Nam” vừa được Nhà sách Phúc Minh phối hợp với NXB Công an Nhân dân ra mắt trở lại với cách trình bày đẹp và ấn tượng.

Series gồm 5 tác phẩm: Vết tay trên trần, Nhà sư thọt, Đám cưới Kỳ Phát, Chiếc tất nhuộm bùn, Kỳ Phát giết người, được tác giả Phạm Cao Củng viết trong khoảng 6 năm (từ 1936 –đến 1942).

Báo Công luận
Series Thám tử Kỳ Phát của nhà văn Phạm Cao Củng tái xuất trở lại 
Đây là chuỗi những câu chuyện kể về chuyến phiêu lưu phá án của anh chàng thám tử Kỳ Phát, đã trở thành một trong những tác phẩm “ăn khách” nhất một thời. Dưới ngòi bút của Phạm Cao Củng, nhân vật Kỳ Phát với dáng dấp thư sinh, đôi lưỡng quyền cao, cặp mắt đăm đăm đen láy, bình thường rất ít khi mở miệng, đã trở thành một “hình mẫu nhân vật thám tử tiêu biểu” của dòng văn học trinh thám Việt Nam. Đến mức mỗi lần nhắc đến trinh thám Việt, người ta lại nhớ đến danh hiệu “Vua trinh thám” của Phạm Cao Củng và tên của anh chàng Kỳ Phát.

Phạm Cao Củng (1913-2012) là tác giả chuyên viết truyện trinh thám, nổi tiếng trước năm 1945. Ông bắt đầu sự nghiệp viết truyện trinh thám của mình với Vết tay trên trần vào năm 1936, khi đang còn học trường Kỹ nghệ thực hành.

Trong hồi ký của mình, Phạm Cao Củng từng chia sẻ: “Sự thực, viết truyện trinh thám ở nước ta rất khó, vì dân ta vốn tính bình dị, ngay trong xã hội thực ít thấy xảy ra những vụ trộm hay những vụ án mạng khả dĩ có thể gọi là ly kỳ, bí mật…

Chính vì thế mà tôi luôn chỉ ao ước viết được những cuốn truyện trinh thám mà việc rất có thể được xảy ra trong xã hội Việt Nam mà vai chính… cần phải có được những tính cách thật hoàn toàn Việt Nam”. 

Có thể nói, nét độc đáo của truyện trinh thám Phạm Cao Củng là thể hiện văn hóa truyền thống nước nhà, lồng ghép vào các câu chuyện vụ án. Các tình tiết, bối cảnh, đều khá gần gũi với đời sống hàng ngày thời bấy giờ. 

Ngày nay, khi độc giả trẻ đang quan tâm tới trinh thám Việt nhiều hơn, đọc lại những tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng chúng ta hiểu thêm về sự khai mở cho thời kỳ vàng son của trinh thám Việt Nam vốn nhiều thăng trầm.

P.V

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa