Tận dụng FTA để tạo sức bật cho nền kinh tế

Thứ sáu, 29/10/2021 15:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mức độ tận dụng ưu đãi từ CPTPP và EVFTA đến năm 2020 là rất thấp. Do đó, giới chuyên gia nhận định, Việt Nam cần có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia và tận dụng các FTA, đặc biệt là FTA thế hệ mới, một cách hiệu quả hơn.

Các giải pháp hỗ trợ chưa đủ sức nặng

Tại Hội nghị tham vấn cấp cao “Cải cách hướng tới phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế: Trọng tâm và lộ trình đến năm 2025” diễn ra sáng 29/10, bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý và kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định bối cảnh kinh tế trong năm 2021 không hề dễ dàng đối với Việt Nam.

tan dung fta de tao suc bat cho nen kinh te hinh 1

Giới chuyên gia nhận định, Việt Nam cần có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia và tận dụng các FTA, đặc biệt là FTA thế hệ mới, một cách hiệu quả hơn.

Theo Viện trưởng CIEM, năm 2021 là năm thứ hai, Việt Nam phải đối phó với dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên, hiện nay diễn biến vẫn còn rất phức tạp. Những cụm từ như “lúng túng”, “chưa từng có tiền lệ”… trong công tác phòng chống dịch, phục hồi kinh tế không phải là hiếm thấy.

Trong bối cảnh ấy, cách thức, tư duy điều hành cũng từng bước điều chỉnh linh hoạt, hướng tới sống chung an toàn với dịch bệnh; từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, tổ chức lại hoạt động sản xuất, tạo điều kiện kinh doanh, lưu thông hàng hóa, dịch vụ…

Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp (CIEM), rủi ro và hệ lụy nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19 còn hiện hữu.

Ở bên ngoài, các thị trường xuất khẩu sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu, trong đó có hàng hóa Việt Nam. Rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng cũng làm tăng chi phí đáng kể cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng như doanh nghiệp hoạt động thương mại trong nước.

Ở trong nước, bối cảnh dịch bệnh Covid-19 cũng làm trầm trọng hóa những vấn đề cố hữu của Việt Nam trong những năm qua, chẳng hạn như phối hợp, liên kết giữa các địa phương nhằm phát huy lợi thế kinh tế của vùng, hay giải ngân đầu tư công chậm…

Trong khi đó, dù có nhiều nỗ lực cải thiện, công tác điều hành và chất lượng các văn bản chính sách hỗ trợ nền kinh tế và người dân và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế và bất cập. Những biện pháp như miễn, giảm, giãn, hoãn thuế, cơ cấu lại thời hạn trả nợ… vẫn chưa đủ “sức nặng” cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp.

“Đặc biệt, cải cách thể chế kinh tế - nhân tố đã góp phần đáng kể vào việc củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong những năm qua đang có dấu hiệu “chạm trần”, thiếu cách làm mới để tạo đột phá”, ông Dương nêu rõ.

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Theo đại diện của CIEM, cho đến năm 2015, vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế trong việc thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế trong nước là khá rõ.

tan dung fta de tao suc bat cho nen kinh te hinh 2

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016-2019, tương tác giữa hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách thể chế kinh tế trong nước vẫn khá chặt chẽ, nhưng vai trò “thúc đẩy cải cách” của hội nhập kinh tế quốc tế có phần suy giảm.

Vì vậy, trong giai đoạn 2021-2025, Việt Nam cần có những giải pháp để tạo động lực cho cải cách thể chế hướng tới thông lệ quốc tế tốt, trong bối cảnh hội nhập, phục hồi và phát triển bền vững.

 Một luồng ý kiến thường nhấn mạnh sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam, chẳng hạn như xuất khẩu vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi chưa hỗ trợ đúng mức cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Tuy nhiên, hợp tác với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn rất quan trọng trên nhiều phương diện, chuyển giao công nghệ, chuỗi giá trị,...

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp cho rằng, mức độ tận dụng ưu đãi từ CPTPP và EVFTA đến năm 2020 là rất thấp. Do đó, Việt Nam cần có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia và tận dụng các FTA, đặc biệt là FTA thế hệ mới, một cách hiệu quả hơn.

Về vấn đề này, TS Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá: Trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tại các thị trường lớn, nhất là các thị trường đã có FTA như châu Âu, hoặc Mỹ rất khó tính. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận với các thị trường này, bởi nhiều yếu tố.

Thay vào đó, bà Trang kiến nghị trong thời gian tới, Việt Nam có thể xúc tiến thương mại, thậm chí nghiên cứu các FTA đối với các thị trường dễ tính hơn, đặc biệt là các quốc gia châu Phi.

“Các quốc gia châu Phi sẽ là sân chơi vừa tầm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam”, bà Trang nhấn mạnh.

Việt Vũ

Tin khác

6 địa phương bị 'bêu tên' giải ngân đầu tư công chậm

6 địa phương bị "bêu tên" giải ngân đầu tư công chậm

(CLO) Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh hơn 100 dự án, đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Kinh tế vĩ mô