Tân Thủ tướng Anh Liz Truss công bố gói cứu trợ năng lượng khổng lồ 172 tỷ USD

Thứ năm, 08/09/2022 11:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tân Thủ tướng Anh Liz Truss, người kế nhiệm Boris Johnson vào đầu tuần này, đã nói với các nhà lập pháp rằng bà sẽ tiết lộ kế hoạch của mình với cam kết hỗ trợ tài chính lên tới 172 tỷ USD để giải quyết giá năng lượng cao ngất trời hiện nay.

Thủ tướng mới của Anh, bà Liz Truss, được cho là đang chuẩn bị cam kết lên tới 150 tỷ bảng Anh (172 tỷ USD) để bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi các hóa đơn năng lượng tăng cao. Tuy nhiên, điều này sẽ làm tăng khoản vay của Chính phủ vào thời điểm các nhà đầu tư đang căng thẳng về tình hình tài chính của đất nước.

tan thu tuong anh liz truss cong bo goi cuu tro nang luong khong lo 172 ty usd hinh 1

Thủ tướng mới của Anh, bà Liz Truss, được cho là đang chuẩn bị cam kết lên tới 150 tỷ bảng Anh (172 tỷ USD) để giải quyết vấn đề giá năng lượng tăng cao. Ảnh: Getty Images.

Liz Truss, người kế nhiệm Boris Johnson vào đầu tuần này, nói với các nhà lập pháp hôm thứ 4 rằng bà sẽ tiết lộ kế hoạch của mình để giải quyết giá năng lượng cao ngất trời vào thứ 5.

Theo tờ Financial Times (FT) đưa tin, Liz Truss đang lên kế hoạch "đóng băng" hóa đơn năng lượng trung bình hàng năm cho các hộ gia đình ở mức khoảng 2.500 bảng Anh (2.860 USD) trong hai năm tới. Điều đó có nghĩa là các hóa đơn sẽ tăng 27% so với mức hiện tại, nhưng giữ chúng ở mức thấp hơn 3.549 bảng Anh (3.954 USD) – mức tiền mà những hóa đơn này sẽ đạt được bắt đầu từ tháng 10 mà không có sự can thiệp của Chính phủ.

Kế hoạch này sẽ tiêu tốn của Chính phủ nhiều chi phí hơn. FT báo cáo rằng kế hoạch có thể bao gồm 90 tỷ bảng Anh (103 tỷ USD) hỗ trợ cho các hộ gia đình và lên đến 60 tỷ bảng Anh (69 tỷ USD) cho các doanh nghiệp.

Nếu vậy, con số đó sẽ vượt xa số tiền mà Chính phủ đã chi để trợ cấp tiền lương cho hàng triệu công nhân trong thời kỳ đại dịch để ngăn chặn tình trạng sa thải hàng loạt lên tới 80 tỷ bảng Anh (91 tỷ USD). Nó cũng sẽ vượt xa con số 95 tỷ EUR (94 tỷ USD) mà Chính phủ Đức đã hứa trong năm nay để giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp của họ đáp ứng chi phí năng lượng gia tăng.

Giống như phần còn lại của châu Âu, nước Anh đang vật lộn với cách trả tiền cho gói cứu trợ đầy tham vọng của mình.

Chi tiết về các kế hoạch của Liz Truss vẫn chưa rõ ràng, nhưng bà ấy đã chắc chắn một điều rằng: Chính phủ Vương quốc Anh sẽ không áp đặt “thuế thu nhập” mới đối với lợi nhuận bội thu của các công ty năng lượng của họ.

Hôm thứ 4 vừa qua, bà đã loại trừ gia hạn khoản thuế 5 tỷ bảng Anh (6 tỷ USD) mà cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak đã giới thiệu vào tháng 5 đối với các nhà sản xuất dầu khí của Anh để tài trợ cho gói cứu trợ năng lượng trước đó.

Bà nói với Quốc hội rằng: “Tôi chống lại việc đánh thuế trên. Tôi tin rằng việc khiến các công ty ngừng đầu tư vào Vương quốc Anh ngay khi chúng ta đang cần phát triển nền kinh tế là điều sai lầm.”

Truss đã nhiều lần hứa sẽ cắt giảm thuế, thay vì tăng thuế, với hy vọng vực dậy nền kinh tế đang ốm yếu của mình. Tuy nhiên, nếu không có thuế thu nhập, bà ấy có thể sẽ phải tăng khoản vay của Chính phủ để trợ cấp cho các hóa đơn.

Kwasi Kwarteng, Bộ trưởng Tài chính mới của đất nước, cũng cho biết vào cuối tuần rằng việc vay mượn nhiều hơn đang được thực hiện. Ông đưa ra phát biểu: “Với mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng mà chúng tôi phải đối mặt, sẽ cần có một số nới lỏng tài chính để giúp mọi người vượt qua mùa đông.”

Tuy nhiên, việc đi vay nặng lãi - ngoài việc cắt giảm thuế và chi tiêu quốc phòng bổ sung mà Truss đã hứa trong chiến dịch tranh cử của bà có nguy cơ khiến các nhà đầu tư vốn lo lắng rằng nền tài chính của Vương quốc Anh đang đi trên một con đường không bền vững.

Điều đó có thể khiến đồng bảng Anh rơi vào vòng xoáy mất giá, điều này sẽ làm tăng tình trạng lạm phát hơn nữa và khiến việc thanh toán cho các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu trở nên khó khăn hơn. Đồng tiền này đã mất gần 15% giá trị so với đồng USD trong năm nay.

Nhưng người Anh đang rất cần sự hỗ trợ, vượt quá 33 tỷ bảng Anh (39 tỷ USD) mà Viện Chính phủ (IfG) tính toán mà Chính phủ đã cam kết trong năm nay. IfG cho biết, sự trợ giúp đó đến từ sự kết hợp giữa cắt giảm thuế, giảm giá hóa đơn năng lượng và thanh toán trực tiếp cho các hộ gia đình.

Theo ước tính hôm thứ 4 của công ty nghiên cứu Auxilione, nếu không có kế hoạch cứu trợ mới để giảm giá hàng hóa và năng lượng, hóa đơn trung bình hàng năm cho hàng triệu hộ gia đình có thể lên tới 5.700 bảng Anh (6.513 USD) kể từ tháng 4 tới. Hóa đơn cho các doanh nghiệp nhỏ hiện nay cũng đang tăng với tốc độ thậm chí còn nhanh hơn so với hóa đơn của các hộ gia đình.

Huy Hoàng (Theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

Ninh Bình: Thống nhất chủ trương đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Tam Điệp

Ninh Bình: Thống nhất chủ trương đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Tam Điệp

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Nguyễn Cao Sơn khẳng định Dự án Trạm biến áp 220kV Tam Điệp và đấu nối trên địa bàn thành phố Tam Điệp và huyện Hoa Lư có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như quốc gia.

Kinh tế vĩ mô
Xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện liên tục 'phá đỉnh'

Xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện liên tục "phá đỉnh"

(CLO) Điện tử, máy tính và linh kiện chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu và ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng chung của xuất khẩu cả nước.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Hơn 1.100 doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh: Hơn 1.100 doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, trong 4 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 1.137 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 7,47% so với cùng kỳ năm 2023 với tổng số vốn đăng ký hơn 9.212 tỷ đồng; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 8,1 tỷ đồng.

Kinh tế vĩ mô
4 tháng đầu năm miễn giảm hơn 25.000 tỷ đồng thuế đất, thuê đất

4 tháng đầu năm miễn giảm hơn 25.000 tỷ đồng thuế đất, thuê đất

(CLO) Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính vừa cho biết, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất được miễn, giảm trong 4 tháng đầu năm khoảng 25.508 tỷ đồng.

Kinh tế vĩ mô
6 địa phương bị 'bêu tên' giải ngân đầu tư công chậm

6 địa phương bị "bêu tên" giải ngân đầu tư công chậm

(CLO) Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Kinh tế vĩ mô