Lào Cai: Đau chuyển dạ, người mẹ đi bộ 40 km đến bệnh viện để mổ đẻ
(CLO) Do sẹo mổ cũ, sản phụ S.T.S không thể đẻ thường nên khi chuyển dạ chị đã phải đi bộ 40 km để đến được Bệnh viện huyện Bảo Yên để đẻ mổ.
Theo dõi báo trên:
Một số bạn đọc thắc mắc, bản thân không có tiền sử tăng huyết áp, khi đo tại nhà, kết quả ở mức bình thường, tuy nhiên, đến điểm tiêm vắc xin Covid-19, kỹ thuật viên đo thì huyết áp lại cao bất thường. Sau đó có đo lại vài lần huyết áp đều ở mức cao, nhưng đến khi về nhà đo lại thì huyết áp lại ở mức ổn định. Bạn đọc hỏi, vì sao có tình trạng này? Huyết áp cao vì sao không đủ điều kiện tiêm phòng?
Về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Quang Hòa, Chuyên gia Hồi sức tích cực, Bệnh viện Phổi Trung ương trả lời:
Trong quá trình tiêm chủng, rất nhiều người đi tiêm gặp tình trạng tăng huyết áp như vậy, kể cả ở người trẻ. Hiện tượng này chủ yếu là do tâm lý người đi tiêm lo lắng, người có hội chứng áo choàng trắng, cứ nhìn thấy bác sĩ, kim tiêm là căng thẳng, huyết áp tăng.
Theo bác sĩ Nguyễn Quang Hòa, để hạn chế tình huống này, mọi người cần lưu ý: Đọc kỹ các tác dụng của vắc xin, tác dụng phụ và hiểu đúng về nó để không dẫn đến những lo lắng quá mức cũng khiến huyết áp tăng. Không nghe những thông tin không chính thống, lo sợ thái quá tác dụng phụ của vắc xin.
Trước ngày đi tiêm cần nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ. Buổi sáng trước khi đi tiêm ăn uống bình thường, không uống bia rượu, chất kích thích, không bỏ bữa.
Nếu đang điều trị cao huyết áp cần uống thuốc hạ huyết áp theo đơn đã kê. Khi đến điểm tiêm, cần ngồi nghỉ ngơi, theo hướng dẫn của nhân viên y tế vào khám sàng lọc.
Bác sĩ Nguyễn Quang Hòa khuyến cáo, tâm lý người đi tiêm rất quan trọng. Hãy nghĩ đơn giản như những lần chúng ta tiêm vắc xin cúm, các loại vắc xin khác, không quá lo lắng, hồi hộp.
Theo bác sĩ Nguyễn Quang Hòa, những mẹo trên sẽ giúp người đi tiêm, ổn định tâm lý. Trong trường hợp huyết áp vẫn cao, bác sĩ có thể xử lý tình huống để huyết áp hạ, đủ điều kiện sẽ được tiêm phòng.
Bác sĩ Bùi Văn Thường - Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhiều người băn khoăn, huyết áp bao nhiêu thì có thể tiêm được.
Theo các chuyên gia y tế, hiện tại không có khuyến cáo huyết áp là bao nhiêu thì có thể tiêm vắc xin Covid-19. Không có chống chỉ định tiêm chủng cho bệnh nhân tăng huyết áp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất khi tiêm chủng, trước khi tiêm, huyết áp nên ở mức giới hạn bình thường (90-140mmHg với huyết áp tâm thu và 60-90mmHg với huyết áp tâm trương).
Mọi người cần lưu ý, khi huyết áp quá cao (kể cả tiêm hay không tiêm vắc xin) cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến cố tim mạch, đột quỵ. Ngoài ra, huyết áp cao gây khó khăn cho việc theo dõi, đánh giá một số phản ứng sau tiêm, đặc biệt là các trường hợp phản vệ sau tiêm vắc xin. Các trường hợp dù đã tối ưu điều trị tăng huyết áp nhưng huyết áp vẫn cao thì cần được tiêm ở các cơ sở y tế có khả năng theo dõi, xử trí hồi sức tốt.
Theo bác sĩ Bùi Văn Thường, người cao huyết áp sau tiêm phòng vẫn cần thực hiện theo dõi sức khỏe như hướng dẫn, tiếp tục duy trì uống thuốc huyết áp mỗi ngày theo đơn thuốc cũ, tuyệt đối không bỏ thuốc.
Thế Vũ
(CLO) Do sẹo mổ cũ, sản phụ S.T.S không thể đẻ thường nên khi chuyển dạ chị đã phải đi bộ 40 km để đến được Bệnh viện huyện Bảo Yên để đẻ mổ.
(CLO) Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tình hình sức khỏe của hai nạn nhân của vụ lũ quét tại Làng Nủ đều rất nguy kịch.
(CLO) Mới đây, Bệnh viện Bãi Cháy đã cấp cứu điều trị một bệnh nhân bị ngộ độc nước lau sàn do uống nhầm khi dung dịch này được gia đình chiết đựng trong chai nước ngọt.
(CLO) Trong bối cảnh nước lũ dâng cao làm nhiều hộ dân bị cô lập, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã huy động các bệnh viện hỗ trợ “Túi thuốc gia đình” với những thuốc thiết yếu như hạ sốt, đau bụng, tiêu chảy, dị ứng, thuốc sát trùng da, băng keo cá nhân,… nhanh chóng gửi đến người dân đang bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3.
(NB&CL) Theo chuyên gia, bão lũ luôn đi kèm với dịch bệnh. Tới đây nguy cơ dịch bệnh bùng phát sẽ xảy ra nếu người dân không có ý thức phòng bệnh.