Tăng sử dụng than đá, EU sẽ ‘thụt lùi’ trong nỗ lực “cai nghiện” nhiên liệu hoá thạch

Thứ ba, 21/06/2022 19:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã cảnh báo các nước thành viên EU không sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong dài hạn, vì Đức, Áo và Hà Lan đã rục rịch khởi động các nhà máy than sau khi Nga hạn chế nguồn cung khí đốt.

Do lo ngại Nga sẽ cắt giảm một phần hoặc hoàn toàn nguồn cung khí đốt, các nước đang tiến hành khởi động các nhà máy nhiệt than. Được biết, bà Ursula von der Leyen cho biết các chính phủ cần tập trung vào “đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo”.

Bà nói trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng ta phải đảm bảo rằng cuộc khủng hoảng này là bàn đạp để tiến lên phía trước và không để bị tụt lùi bởi sự cám dỗ của loại nhiên liệu hóa thạch gây hại cho môi trường.

tang su dung than da eu se thut lui trong no luc cai nghien nhien lieu hoa thach hinh 1

Một trạm tiếp nhận khí đốt của dự án Nord Stream 2 đã tạm dừng ở Lubmin, Đức. Krisztian Bocsi/Bloomberg.

Tuy nhiên, sự gia tăng sắp tới trong tiêu thụ than, tuy chỉ là tạm thời, đã làm dấy lên lo ngại rằng các nước châu Âu có thể sử dụng cuộc khủng hoảng để trì hoãn việc chuyển đổi sang các giải pháp thay thế ít ô nhiễm hơn.

Hôm qua (20/6) ông Rob Jetten, Bộ trưởng Môi trường và Năng lượng Hà Lan, thông báo nước này sẽ sửa đổi luật, yêu cầu các nhà máy nhiệt điện than phải hoạt động tối đa 35% công suất.

Sau khi Nga giảm 60% công suất trên đường ống Nord Stream 1 vào tuần trước, Đức và Áo đã thông báo khởi động lại khẩn cấp các cơ sở chạy bằng than không tải vào Chủ nhật. Đường ống, trải dài từ Nga đến Đức qua Biển Baltic, là một trong những tuyến đường chính dẫn khí đốt của Nga tới châu Âu. Các nhà chức trách EU lo ngại rằng Moscow có thể giảm nguồn cung hơn nữa trước mùa đông.

Tiếp theo đó, Ý dự kiến sẽ tiếp bước Đức trong việc khởi động lại các nhà máy nhiệt điện than. Các quốc gia thành viên đang phải đối mặt với áp lực kinh tế ngày càng lớn do thiếu hụt năng lượng, với giá khí đốt tiêu chuẩn của châu Âu tăng hơn 50% trong tuần qua. Khí đốt đắt hơn ít nhất sáu lần trong khu vực đồng euro so với trước đại dịch.

Bà Von der Leyen cho hayt EU đã có "các bước khẩn cấp" để ứng phó với mối đe dọa từ nguồn cung giảm từ Nga, bao gồm các biện pháp tiết kiệm năng lượng và "ưu tiên" các ngành công nghiệp tiếp nhận khí đốt. Bà ca ngợi những nỗ lực gần đây của Đức trong việc tiết kiệm năng lượng, nói rằng đây là một trong những giải pháp hiệu quả nhất của EU.

Chủ tịch ủy ban trích dẫn các số liệu cho thấy tiêu thụ khí đốt của châu Âu đã giảm 9% trong quý đầu tiên, so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành công nghiệp đã giảm sử dụng khí đốt một phần do giá gần kỷ lục. Bà nói thêm, nếu người tiêu dùng giảm bộ điều nhiệt xuống 2C, điều đó có thể làm giảm đáng kể việc sử dụng khí đốt.

EU muốn đẩy nhanh kế hoạch tăng cường sản xuất từ các nguồn tái tạo đồng thời tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt của mình, chẳng hạn như vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các khu vực khác qua đường biển.

Xung đột Nga - Ukraine càng làm tăng thêm tính cấp thiết cho kế hoạch chuyển sang năng lượng tái tạo của EU. Theo kế hoạch “REPowerEU”, khối này có mục tiêu cắt giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, đa dạng hóa các nguồn khí đốt và mở rộng công suất gió và năng lượng mặt trời.

Bà Von der Leyen nhấn mạnh chuyến đi gần đây đến đông Địa Trung Hải, nơi EU hy vọng nguồn cung cấp khí đốt từ các vùng biển của Israel, Síp và Ai Cập cuối cùng có thể cung cấp thêm LNG cho châu Âu.

Bà cũng cho biết các nhà sản xuất như Na Uy và Azerbaijan đang được "thúc đẩy" bằng cách tăng sản lượng để cung cấp cho EU các lựa chọn thay thế cho nguồn cung cấp khí đốt của Nga.

Bên cạnh đó, kế hoạch REPowerEU sẽ được tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo và hợp lý hóa các quy định về quy hoạch để các dự án, bao gồm cả các trang trại gió, có thể được xây dựng nhanh chóng hơn, bà nói.

“Giờ đây, chúng tôi biết rằng hành động này không chỉ tốt cho khí hậu toàn cầu mà còn tốt cho sự độc lập và an ninh năng lượng của toàn EU”, bà nói.

Lê Na (Theo Finance Times)

Bình Luận

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp