Tạp chí Sông Châu: Hành trình 24 năm phát triển và đồng hành cùng bạn đọc

Thứ hai, 12/10/2020 23:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tạp chí Sông Châu với gần 24 năm hình thành và phát triển, đã tạo ra "sân chơi" hấp dẫn, nơi hội tụ nhiều nhà văn, nhà báo xuất sắc trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Trong những năm qua, Tạp chí Sông Châu đã tích cực giới thiệu, đăng tải các tác phẩm mới, thực hiện công tác quảng bá hình ảnh vùng đất, con người, bản sắc văn hóa Hà Nam đến với độc giả cả nước. Bên cạnh đó, tạp chí còn tập hợp đoàn kết hội viên, nhà văn, nhà báo, trí thức, góp phần vào công cuộc xây dựng tâm hồn, nhân cách con người Hà Nam, mảnh đất có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời.

Tạp chí ngày càng có sức lan tỏa rộng rãi, được bạn đọc trong và ngoài tỉnh đón nhận với nhiều tác phẩm, tin bài chất lượng, nhiều cây viết xuất sắc. Và để hiểu rõ hơn về quá trình xây dựng và phát triển Tạp chí Sông Châu, Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trò chuyện nhà báo Trần Đức Duy - Tổng biên tập Tạp chí Sông Châu.

+ Tạp chí Sông Châu được xây dựng, hình thành và phát triển như thế nào thưa ông?

- Tạp chí Sông Châu là một trong ba cơ quan báo chí của tỉnh Hà Nam, tạp chí trực thuộc Hội VHNT tỉnh với tôn chỉ mục đích là đăng tải các sáng tác, các bài nghiên cứu, lý luận VHNT và các tác phẩm báo chí. Tạp chí ra đời ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh Hà Nam (tháng 1 năm 1997), phát hành định kỳ 2 tháng/lần.

Đến năm 1999, sau Đại hội lần thứ nhất của Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam, chi hội nhà báo Tạp chí Sông Châu được thành lập với ba nhà báo hội viên. Đa số đều là các nhà báo cao tuổi và đã nghỉ hưu tại các cơ quan báo chí. Họ được mời tham gia trong Ban biên tập, làm Biên tập viên, phóng viên cho Tạp chí Sông Châu, cho đến nay chi hội có 10 hội viên.

Nhà báo Trần Đức Duy - Tổng biên tập Tạp chí Sông Châu.

Nhà báo Trần Đức Duy - Tổng biên tập Tạp chí Sông Châu.

Với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Hội, việc tập hợp cán bộ, hội viên tham gia thực hiện nhiệm vụ của Tạp chí và cơ quan Hội VHNT tỉnh được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động của tổ chức hội.

Ngoài công tác chuyên môn, việc Quán triệt học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Điều lệ Hội và Quy định đạo đức nghề nghiệp của Người làm báo Việt Nam cũng được chi hội quan tâm. Ban thư ký chi hội đã tham mưu, phối họp với Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam tổ chức triển khai thực hiện Luật sửa đổi một số điều Luật báo chí 2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017, đóng góp vào Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam khoá XI. Quy định về đạo đức nghề nghiệp Người làm báo Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị của người làm báo, vận dụng vào công tác chuyên môn, nghiệp vụ theo thế mạnh của từng hội viên trong chi hội.

+ Trong những năm qua, Tạp chí Sông Châu đã có những thay đổi gì để nâng cao chất lượng hoạt động của các hội viên?

-Trong thời gian qua, Ban Thư ký chi hội đã chủ động xây dựng kế hoạch, động viên các hội viên tích cực đóng góp xây dựng và gửi bài cộng tác cho Tạp chí Sông Châu nhất là những số đặc biệt chào mừng các sự kiện quan trọng của tỉnh, của đất nước. Thực hiện tốt việc đăng ký đề tài, xây dựng đề cương tác phẩm tham gia Đề án hỗ trợ, sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao do Hội Nhà báo Việt Nam phát động.

Chủ động, liên hệ đặt bài các hội viên theo chủ đề, tuyên truyền hằng số trên Tạp chí Sông Châu cho các chuyên trang, chuyên mục bảo đảm kế hoạch tuyên truyền, xuất bản theo đúng tôn chỉ mục đích của Tạp chí và định hướng tuyên truyền của các cấp, các ngành.

Đối với hội viên làm công tác biên tập, trình bày, chế bản bảo đảm các số tạp chí phát hành không để xảy ra sai sót, lỗi phải đính chính. Công tác biên tập ngày càng được coi trọng và nâng cao, hình thức trình bày ngày càng hấp dẫn được đông đảo công chúng bạn đọc đón nhận.

Nhiều hội viên nhà báo đã tích cực, chủ động tham gia Đề án hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao của Hội Nhà báo Việt Nam và được Hội đồng xét duyệt nghiệm thu tuyển chọn xếp loại và hỗ trợ hàng năm.

+ Mỗi hội viên có những đóng góp tích cực như thế nào để xây dựng nâng cao chất lượng Tạp chí?

- Tôi đánh giá, cùng với trách nhiệm của tổ chức hội, mỗi cán bộ, hội viên, nhà báo đã tích cực tham gia cải tiến nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng Tạp chí Sông Châu. Duy trì việc thực hiện các chuyên mục: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Người tốt việc tốt; Sổ tay thơ, Chuyên mục sáng tác của chi hội nhà báo, văn nghệ dân gian... Các hội viên nhà báo của chi hội nhà báo Tạp chí Sông Châu đều có chuyên môn lĩnh vực sáng tác riêng, họ là các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian.

Ngoài những sáng riêng, các hội viên của chi hội đã tích cực viết báo, chủ yếu là các thể loại bút ký báo chí, bút ký văn học, các phóng sự, chân dung người tốt việc tốt. Điều này cũng đã tạo ra những nét riêng trong các tác phẩm báo chí của các hội viên nhà báo, để phù hợp với các tác phẩm khi đăng tải trên tờ báo văn học nhưng không hề mất đi chất báo chí ở trong mỗi tác phẩm đó.

Thực tế đã có hơn 100 tác phẩm báo chí viết về gương người tốt việc tốt, học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trên 30 bài thơ, nhiều truyện ngắn, truyện ký, bút ký báo chí và hàng chục bài viết về văn nghệ dân gian, sổ tay thơ của các hội viên trong chi hội được đăng tải trên Tạp chí Sông Châu.

Ngoài ra, các hội viên cũng tích cực tham gia các cuộc thi do các Bộ, ngành và Hội Nhà báo Việt Nam phát động như: Giải báo chí Búa Liềm vàng do Ban Tổ chức Trung ương phối hợp phát động, Giải báo chí về môi trường, giải báo chí về đề tài giáo dục, nông nghiệp, nông thôn.... Phối hợp với các cơ quan đơn vị tổ chức giải báo chí theo từng chuyên đề hàng năm.

Với việc chủ động sáng tác, nhất là các tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật có giá trị nhằm xây dựng Tạp chí Sông Châu ngày càng có chất lượng về nội dung, phong phú hấp dẫn về hình thức góp phần vào thành công chung của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và phong trào công tác Hội của Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam.

+ Hà Nam đất của văn học và báo chí, là quê hương của nhiều nhà văn, nhà báo lớn, trong đó có nhà báo Hoàng Tùng, vậy hiện nay Tạp chí đã có những tác giả - tác phẩm nào ấn tượng?

Trong những năm qua, Tạp chí cũng ghi nhận nhiều hội viên đã tích cực chủ động sáng tác, xuất bản nhiều đầu sách có giá trị, được đông đảo bạn đọc, công chúng đón nhận như: Tập truyện ngắn “Thưa thày”, tập tiểu thuyết “Thày Đàn” của nhà văn - nhà báo Đoàn Ngọc Hà. Nhà văn, nhà báo Đoàn Ngọc Hà hơn 20 làm Tổng Biên tập Tạp chí Sông Châu, ông là 1 trong 10 nhà văn được đánh giá cao nằm trong tốp các nhà văn xuất sắc viết về nông nghiệp nông thôn sau 30 năm đổi mới của Việt Nam.

Hà Nam đất của văn học và báo chí, là quê hương của nhiều nhà văn, nhà báo lớn, trong đó có nhà báo Hoàng Tùng (1920–2010), ông sinh ra và lớn lên tại huyện Lý Nhân, Hà Nam.

Hà Nam đất của văn học và báo chí, là quê hương của nhiều nhà văn, nhà báo lớn, trong đó có nhà báo Hoàng Tùng (1920–2010), ông sinh ra và lớn lên tại huyện Lý Nhân, Hà Nam.

Ngoài ra còn có các tập khảo cứu về Lễ hội cổ truyền Hà Nam; Truyện dân gian Kim Bảng (tập I + II), Hát Dậm Quyển Sơn của nhà nghiên cứu, nhà báo Lê Hữu Bách. Hay các tác phẩm của nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thế Vinh với Tập khảo cứu về vùng đất và con người Đọi Sơn. Riêng đối với nhà thơ nhà báo Nguyễn Thế Vinh ông là nhà báo có bề dầy công tác, trước đây ông đã có nhiều năm làm báo thời chiến, làm báo từ những năm tháng còn chiến tranh, khi đó ông làm việc cho Đài phát thanh Giải phóng.

Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Văn Nhuận xuất bản tập truyện ngắn đồng thoại dành cho thiếu nhi. Tập truyện ngắn dịch từ các tác phẩm truyện ngắn hay của Trung Quốc của nhà văn - nhà báo Hoàng Giang Phú...

+ Trong thời gian tới tạp chí sẽ có những giải pháp gì để duy trì và nâng cao chất lượng cũng như tạo điều kiện khuyến khích các hội viên sáng tác thêm nhiều tác phẩm giá trị?

Trong thời gian tới, tôi mong muốn Ban chấp hành, Thường trực Hội nhà báo tỉnh Hà Nam cần tổ chức các chuyến đi thực tế sáng tác, trao đổi nghiệp vụ trong và ngoài tỉnh. Quan tâm tới các nhà báo cao tuổi, nhất là các nhà báo đã nghỉ hưu cần xem xét thành lập câu lạc bộ nhà báo cao tuổi để các nhà báo cao tuổi đã nghỉ hưu có nơi để sinh hoạt, giao lưu...

Ngoài ra tỉnh cần sớm xây dựng giải báo chí của tỉnh để tạo sân chơi về nghiệp vụ cho các nhà báo, hội viên có điều kiện được tham gia và phát huy khả năng, năng lực đồng thời tôn vinh, ghi nhận những kết quả thành tích lao động của các nhà báo. Tôi thấy hiện nay nhiều tỉnh đã có giải báo chí riêng, có thể 2 năm tổ chức 1 lần hoặc 1 năm 1 lần.

+ Xin trân trọng cảm ơn ông!

Lê Tâm (thực hiện)

Tin khác

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo