Tập đoàn Dệt may Việt Nam: “Đại dịch COVID-19 chính là bài học lớn trong việc đổi mới”

Thứ tư, 08/12/2021 13:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) 2 năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Dù vậy, đại dịch cũng giúp các doanh nghiệp dệt may trong nước nhìn lại cách vận hành doanh nghiệp, từ đó thay đổi cho phù hợp.

Khó khăn của ngành dệt may

Trong 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu. Đơn cử, năm 2020, GDP toàn cầu đã giảm 3,1%, tình trạng lockdown, giãn cách xã hội tại các thị trường lớn khiến nhu cầu dệt may suy giảm.  

Xét ở quy mô dệt may thế giới, năm 2020 dịch Covid đã làm giảm 15% tổng cầu dệt may so với năm 2019 trước khi xảy ra đại dịch, từ mức 742 tỷ USD xuống 630 tỷ USD, sau khi đã loại trừ mức tăng đột biến nhu cầu đồ bảo hộ cá nhân (PPE) trong năm 2020.

tap doan det may viet nam dai dich covid 19 chinh la bai hoc lon trong viec doi moi hinh 1

2 năm qua, ngành dệt may Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Về phía cung, các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn như Bangladesh và Ấn Độ đều giảm sâu từ 15% đến 20%, kể cả Trung Quốc – quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới,.

Trong năm 2020 Việt Nam kiểm soát dịch tốt đạt tăng trưởng 2,91% được xếp trong nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới. 

Xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2020 vượt Bangladesh trở thành nước xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 thế giới (theo báo cáo của WTO vào tháng 8/2021), mặc dù thực tế xuất khẩu hàng dệt may năm 2020 của Việt Nam vẫn giảm khoảng 7,4% so với năm 2019.

Sang năm 2021, cả phía cầu và phía cung dệt may toàn cầu đều có sự phục hồi cùng với đà phục hồi của các nền kinh tế lớn sau khi tiêm phủ vắc xin diện rộng. 

Dự kiến tổng cầu dệt may thế giới năm 2021 phục hồi về bằng 95% mức của năm 2019 trước khi xảy ra dịch COVID-19 và hoàn toàn phục hồi về ngang mức trước dịch vào năm 2022. Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh đều có sự phục hồi nhanh về xuất khẩu dệt may, xuất khẩu dệt may của Ấn Độ 7 tháng đầu năm 2021 thậm chí đã vượt qua mức của cùng kỳ năm 2019.

Ông Vương Đức Anh, Chánh văn phòng HĐQT Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết: Đối với Dệt may Việt Nam, mặc dù khu vực may phía Nam bị ảnh hưởng phải đóng cửa vì dịch bệnh trong quý 3 tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu 10 tháng 2021 đạt 32,4 tỷ USD, tăng 11% so cùng kỳ năm 2020 và cũng gần tương đương cùng kỳ của năm 2019. 

Nếu 2 tháng cuối năm, mỗi tháng tối thiểu xuất khẩu đạt 3 tỷ USD, Dự kiến cả năm 2021 xuất khẩu dệt may Việt Nam có thể đạt 38 tỷ USD, xấp xỉ bằng kết quả 39,4 tỷ USD của năm 2019.

“Rõ ràng khó khăn và thách thức Covid-19 đối với những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may là rất lớn. Doanh nghiệp phải có các giải pháp ứng phó hết sức linh hoạt để đảm bảo an toàn phòng chống dịch cho người lao động”, ông Đức Anh cho biết.

Theo ông Đức Anh, ngay từ tháng 2/2020, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã xác định tính chất ngành là các doanh nghiệp đồng lao động, quy mô tập trung con người rất lớn.

 Với doanh nghiệp may quy mô chung một xưởng sản xuất trung bình là trên 500 - 1000 lao động, một doanh nghiệp có từ 3000 – 10.000 lao động, cá biệt như các tổng công ty Việt tiến trên 35.000, Nhà bè trên 20.000; Hoà Thọ, May 10 đều trên 10.000 lao động; doanh nghiệp sợi dệt thì đi 3 ca nên đều là các địa điểm có rủi ro rất cao trong dịch bệnh.

Đặc biệt trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, kể từ đầu quý 3/2021, hoạt động sản xuất bị dừng ở 19 tỉnh phía Nam, trọng điểm là khu vực TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An… việc hạn chế số lượng lao động làm việc trực tiếp dẫn tới kim ngạch sụt giảm đáng kể.

Ông Đức Anh nói: Việc dừng sản xuất kéo theo việc thời gian giao hàng không đúng cam kết với khách hàng. Nhiều khách hàng đã phải chuyển một phần đơn hàng sang nơi khác để sản xuất. Nguy cơ lớn nhất là mất khách hàng nếu việc dừng sản xuất tiếp tục kéo dài…

“Công nhân bị nghỉ việc 3 tháng nên đã về quê. Ở thời điểm tháng 10/2021, khi thực hiện khảo sát nhanh ở một số doanh nghiệp lượng công nhân sẵn sàng quay lại làm việc ngay từ ngày đầu mở cửa ở mức dưới 50% lượng công nhân”, đại diện Vinatex nhấn mạnh.

Việc phải hỗ trợ lao động ngừng việc đã làm cho các doanh nghiệp May ở phía Nam mất một khoản chi phí khá lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả doanh nghiệp.

3 bài học từ mùa dịch

Từ những khó khăn đó, Vinatex đã có 3 bài học để sống chung với đại dịch, ổn định sản xuất và an sinh xã hội.

tap doan det may viet nam dai dich covid 19 chinh la bai hoc lon trong viec doi moi hinh 2

Ông Vương Đức Anh, Chánh văn phòng HĐQT Tập đoàn dệt may Việt Nam.

Thứ nhất, doanh nghiệp phải tạo ra được sự thống nhất, thông qua các hình thức tuyên truyền, vận động, giải thích chủ trương từ lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn đến doanh nghiệp thành viên thông qua hình thức tuyên truyền sáng tạo như qua kênh phát thanh của công đoàn, phổ biến trong chào cờ, trong giờ nghỉ tại từng phân xưởng sản xuất.

“Nhờ đó, nhìn chung giữ được tinh thần tốt cho người lao động, làm việc vất vả hơn nhưng lại có năng suất cao hơn, kỷ luật lao động tốt hơn, gắn bó hơn với doanh nghiệp, tỷ lệ nghỉ việc 6 tháng đầu năm thấp hơn bình quân các năm trên 30%”, ông Đức Anh cho biết.

Thứ hai, doanh nghiệp phải sáng tạo. Ngay khi có chủ trương sản xuất 3 tại chỗ và “một cung đường hai điểm đến” vào tháng 5/2021, Vinatex đã tổ chức hội thảo đánh giá khả năng thực hiện qua đó xác định ngành may về cơ bản không thể áp dụng 3 tại chỗ do công nhân đông, cơ sở vật chất không đảm bảo an toàn khi bố trí ở lại.

“Nếu bố trí ít thì cũng không giải quyết được đơn hàng; ngành sợi – dệt có thể đáp ứng sản xuất 3 tại chỗ đảm bảo được trên 80% sản lượng so với bình thường”, đại diện Vinatex tiết lộ.

Cuối cùng, doanh nghiệp lựa chọn mục tiêu ưu tiên. Ông Đức Anh cho rằng, lãnh đạo các doanh nghiệp đều xây dựng các phương án kinh doanh theo kịch bản bị cách ly theo chỉ thị 16,chỉ thị 15… Qua đó lựa chọn ưu tiên khách hàng, đơn hàng cần được bảo vệ, tổ chức các đơn hàng ngành sợi với sản lượng tối đa do ngành sợi đang có hiệu quả.

Đối với mảng bán lẻ trong nước, mặc dù quy mô thị trường tiêu thụ hàng dệt may trong nước còn nhỏ (chỉ chiếm khoảng 10% năng lực toàn ngành, quy mô khoảng 5 tỷ USD/năm) nhưng hệ thống kinh doanh thời trang bán lẻ của Tập đoàn cũng có những điều chỉnh phù hợp theo xu hướng gia tăng mua sắm trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh còn tiếp diễn.

Do vậy, doanh nghiệp này đã phát triển kênh bán hàng ở những sàn thương mại tập trung lớn. Đồng thời thiết kế nhiều chương trình bán hàng đa dạng, nhiều combo khuyến mãi và chương trình chăm sóc khách hàng chu đáo hơn để giữ được lượng khách hàng trung thành.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, ghi nhận tại các nhà hàng, quán nhậu ở Hà Nội luôn trong trạng thái đông nghịt khách vào giờ cao điểm, nhiều nơi kín chỗ với công suất 100%. Giá cả vẫn được cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống giữ ổn định dù chịu áp lực lớn từ giá đầu vào tăng mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói 'cần thiết'

Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói "cần thiết"

(CLO) Bộ Công Thương cho rằng, việc đưa ra quy định mua điện mặt trời mái nhà với giá 0 đồng là cần thiết và phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

(CLO) Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15% giúp tỷ phú Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD chỉ sau 1 đêm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

(CLO) Trong dịp lễ 30/4 - 1/5, do sức mua thấp, lượng hàng hoá đổ về các chợ truyền thống giảm nhẹ, giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây đều ổn định.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp