Tập đoàn Hà Đô: Doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh do mảng bất động sản suy yếu

Thứ hai, 12/07/2021 15:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2021 của Tập đoàn Hà Đô lần lượt đạt 1.765 tỷ đồng và 549 tỷ đồng, tương ứng giảm 39% và giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự án Hado Charm Villas của Hà Đô, phần lớn diện tích vẫn đang để trống.

Dự án Hado Charm Villas của Hà Đô, phần lớn diện tích vẫn đang để trống.

Lợi nhuận bất động sản giảm mạnh, mảng năng lượng tăng tốc

Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm và triển vọng nửa cuối năm còn lại của Công ty CP Tập đoàn Hà Đô (Mã CK: HDG).

Theo đó, ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2021 của doanh nghiệp lần lượt đạt 1.765 tỷ đồng và 549 tỷ đồng, tương ứng giảm 39% và giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, Hà Đô đã thực hiện 36% kế hoạch doanh thu năm và 44% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.

Doanh nghiệp cho biết, kết quả kinh doanh nửa đầu năm thấp hơn cùng kỳ chủ yếu do mảng bất động sản giảm 56% khi tập đoàn này bàn giao ít căn hộ tại dự án Hado Centrosa so với cùng kì năm ngoái.

Theo ước tính của VDSC, Hà Đô chỉ bàn giao được khoảng 210 căn hộ với tổng giá trị 932 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2021 so với con số 548 căn với tổng doanh thu 2.131 tỷ đồng cùng kỳ.

1

Trong khi đó, mảng năng lượng tiếp tục tăng trưởng khi ghi nhận doanh thu 557 tỷ, tăng 63% nhờ vào sự ổn định của các nhà máy điện đang hoạt động hiện tại khi yếu tố thủy văn thuận lợi hơn. Cụ thể, ba nhà máy thủy điện của Hà Đô (Za Hưng, Nậm Pông và Nhạn Hạc) cung cấp sản lượng điện 153 triệu kWh, tăng 70% với doanh thu ước tính 366 tỷ đồng, tăng 58%.

Đối với các nhà máy năng lượng mặt trời, Hà Đô ghi nhận sản lượng điện 94 triệu kWh với doanh thu ước tính 191 tỷ đồng. Theo VDSC, việc tăng trưởng nhanh của mảng năng lượng đã giúp mảng này tăng tỷ trọng đóng góp trên tổng doanh thu của Hà Đô lên hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

VDCS đánh giá, trong 6 tháng còn lại, với mảng bất động sản, Hado Charm Villas là nguồn tạo ra lợi nhuận chính cho Hà Đô. Theo lãnh đạo doanh nghiệp, mảng này sẽ tạo ra khoảng 2.600 tỷ đồng doanh thu, giảm 15% nhờ ghi nhận doanh thu từ dự án Hado Charm Villas (165 căn đã bán thành công trong hai sự kiện mở bán vào tháng 12/2020, tháng 1/2021) và các sản phẩm còn lại của hai dự án Hado Centrosa và Khu CC3.

Riêng tại dự án Hado Charm Villas, VDSC kỳ vọng doanh số bán hàng 1.300 tỷ đồng trong hai lần mở bán sẽ là nguồn doanh thu chính cho Hà Đô nửa cuối năm 2021 khi tập đoàn bắt đầu bàn giao cho khách hàng từ quý III này.

Đối với dự án Hado Centrosa, dự kiến khoảng 200 tỷ doanh thu sẽ được ghi nhận từ việc bàn giao 31 căn hộ còn lại.

Về hoạt động bán hàng, VDSC dự đoán tập đoàn sẽ mở bán 221 sản phẩm tại dự án Hado Charm Villas và 35 sản phẩm còn lại của dự án CC1, tuy nhiên ảnh hưởng của dịch có thể làm hoạt động bán hàng dời sang quý 4.

Còn với mảng năng lượng, Hà Đô dự kiến sẽ ghi nhận 1.180 tỷ đồng doanh thu với tổng sản lượng điện 793 triệu kWh từ tổng công suất 444 MW.

Trong đó, ba nhà máy điện mới vận hành vào quý 3/2021 gồm Đak Mi 2 (147MW), Sông Tranh 4 (48MW), 7A Thuận Nam (50MW) sẽ bổ sung thêm 245 MW công suất dự kiến sẽ mang lại doanh thu 220 tỷ đồng trong năm nay.

Trước đó, Hà Đô đã đặt mục tiêu doanh thu 374 tỷ đồng từ ba nhà máy điện nói trên tuy nhiên VDSC cho rằng việc tiến độ phát điện có thể thay đổi dẫn tới sự thận trọng trong kế hoạch doanh thu mà ban lãnh đạo đưa ra.

Đầu tư mạnh vào năng lượng, bất động sản “lép vế”?

Theo tìm hiểu, Hà Đô bắt đầu chuyển hướng kinh doanh sang mảng năng lượng tái tạo từ năm 2019 và đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này. Từ năm 2020, Hà Đô liên tục huy động vốn và bơm vốn vào các nhà máy điện.

Thông tin từ Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020, ban lãnh đạo Hà Đô cho biết công ty có kế hoạch giải ngân 4.800 tỷ đồng vào 4 nhà máy giai đoạn 2020-2021: Thủy điện Đăk Mi (1.499 tỷ đồng), Thủy điện Sông Tranh (630 tỷ đồng), Nhà máy điện mặt trời SP Infra (973 tỷ đồng) và Nhà máy điện gió 7A Thuận Nam (1.710 tỷ đồng).

2

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh bất động sản của Hà Đô đang dần suy yếu và không được chú trọng như trước.

Điều này có thể thấy rõ qua khoản mục bất động sản đang xây dựng của doanh nghiệp những năm gần đây. Từ năm 2018, bất động sản đang xây dựng của Hà Đô suy giảm đáng kể. Cuối năm 2018 con số này là 3.797 tỷ đồng, đến cuối năm 2019 giảm xuống còn 2.782, và cuối năm 2020 chỉ 1.542 tỷ đồng.

Dù bất động sản đang dần "lép vế", nhưng Hà Đô cũng đã xây dựng thương hiệu trên thị trường bất động sản với hàng loạt dự án bất động sản nhà ở như: Dự án 183 Hoàng Văn Thái (2009), Dự án Nguyễn Văn Công (2010), dự án CC1 (2014), đặc biệt là dự án HaDo Centrosa (2016).

Ngoài ra, Hà Đô cũng sở hữu quỹ đất "đáng mơ ước" mà doanh nghiệp đã, đang và dự kiến sẽ triển khai các dự án lớn như: Hado Charm Villas tại Hoài Đức, Hà Nội (quy mô khoảng hơn 500 căn biệt thự, liền kề, nhà phố); dự án Hado Green Lane, Hado Minh Long tại TP HCM; Khu hỗn hợp Dịch Vọng, dự án 62 Phan Đình Giót tại Hà Nội; dự án Nongtha Central Park tại Viêng Chăm, Lào…

Thanh Thư

Bình Luận

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp