Tập văn xuôi "Đàn bà liêu xiêu": Cuộc chơi của những người đàn bà thời Facebook

Thứ sáu, 03/04/2015 10:02 AM - 0 Trả lời

Tập văn xuôi "Đàn bà liêu xiêu": Cuộc chơi của những người đàn bà thời Facebook

(Congluan.vn) - 3 tác giả: Hồng Beo, Dona Đỗ Ngọc và Hậu Khảo Cổ trong "Đàn bà liêu xiêu" ghi lại những suy nghĩ, hoài niệm, trăn trở... "rất đàn bà" của họ về cuộc sống, tình yêu, quan hệ vợ chồng, xã hội... Trong các trang viết ngắn, sắc gọn, thân phận, đời sống của mỗi nhân vật hiện lên rõ nét, những người thân trong gia đình: bố, mẹ, cậu,em, người tình.... Qua họ đã hiện thành một xã hội đầy đủ và thu nhỏ.
 
Báo Công luận 
3 tác giả, mỗi người một góc riêng biệt. Những chuyến đi, những cung đường cũng là chủ đề chính trong phần viết của tác giả Hậu Khảo Cổ. Đi nhiều, trải nghiệm nhiều nên những gì chị thể hiện cũng đều thực tế. Dona Đỗ Ngọc quan sát mọi việc, mọi người từ góc độ "người chụp" (chị là một photographer) nên hình ảnh con người, sự vật, sự việc đều được cắt cúp căn chỉnh và đưa ra thông điệp rõ nét. “Tôi thích ba tác giả này lúc đứng chung trong một tập sách, bởi họ không không cố ý phải làm văn, phải so so, phải cân nhắc, phải lựa chọn từng chữ mà họ chỉ viết theo mạch cảm xúc đang có. Nghĩ đến đâu, viết đến đó. Cảm xúc thế nào, viết ra thế ấy. Nghĩ cho cùng, đây cũng là một dạng viết của các tín đồ “chơi” facebook toàn cầu. Nhờ thế, các bài viết dù ngắn, dài vẫn có những chi tiết thật và đời. Không bịa thêm, không hư cấu mà tự nó đã hấp dẫn, có sức sống riêng. Ngay cả câu cú, ngôn từ, sử dụng chữ cũng khác với cách viết trên văn bản truyền thống. Sức mấy văn bản truyền thống chấp nhận kiểu bông lơn mà họ đã thể hiện trong thế giới ảo: “kệ mịa”, “xang chọng”, “like còm”, “hồi xoan”, “đẹp chai”, “nhíp da”, “nhà zăn nước goài”, “ziết zăn”, “đi học đàng goàng”, “zồng khoai”, “dek thèm” v.v…
 
Điều này không phải làm rối rắm tiếng Việt, bởi trong ngữ cảnh hài hước một cách thầm trầm, bông đùa một cách thân mật thì Beo Hồng, Dona Đỗ Ngọc, Hậu Khảo Cổ đã cố tình sử dụng như một thủ pháp gây cười. Mà người ta chấp nhận được, không phải phàn nàn gì. Vui thôi mà. Đời sống thế giói mạng, dù muốn dù không, tự nó đã có những quy ước riêng trong phong cách thể hiện. Đố có văn bản hành chính nào có thể quy định, bắt buộc nổi rằng phải viết thế này, phải viết thế kia. Thì, cứ để xem “chữ nghĩa” ấy có tồn tại lâu dài hay không là chuyện khác”. Nhà thơ Lê Minh Quốc.
  • Hằng Nga 

Tin khác

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa