Thái Lan tranh giành thuốc điều trị COVID-19 khi vắc xin thiếu hụt

Thứ tư, 11/08/2021 10:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau chiến dịch tiêm chủng không như ý khiến làn sóng COVID-19 lần thứ ba bùng nổ, Thái Lan đang gấp rút đảm bảo nguồn cung cấp thuốc kháng virus Favipiravir khi số lượng bệnh nhân và số ca tử vong tăng cao.

Chính phủ Thái Lan đã bắt đầu chuyển đổi một nhà kho chứa hàng hóa hàng không thành một bệnh viện dã chiến tại sân bay quốc tế Don Mueang ở Bangkok vào ngày 28 tháng 7 khi số lượng bệnh nhân COVID-19 tăng lên. © Reuters

Chính phủ Thái Lan đã bắt đầu chuyển đổi một nhà kho chứa hàng hóa hàng không thành một bệnh viện dã chiến tại sân bay quốc tế Don Mueang ở Bangkok vào ngày 28 tháng 7 khi số lượng bệnh nhân COVID-19 tăng lên. © Reuters

Bài liên quan

Hội đồng Dược phẩm Thái Lan đã đưa ra một bức thư cảnh báo Bộ Y tế Công cộng về khả năng thiếu hụt thuốc Favipiravir, vì nhu cầu về loại thuốc này được dự báo sẽ tăng cao tới 30 triệu viên mỗi tháng và có thể lên tới hơn 50 triệu viên nếu số lượng số bệnh nhân COVID-19 tiếp tục tăng.

"Mặc dù Tổ chức Dược phẩm Chính phủ (GPO) đã phát triển thành công phiên bản Favipiravir của riêng mình nhưng năng lực sản xuất chỉ là 2 triệu viên thuốc mỗi tháng", Jiraporn Limpananon, chủ tịch hội đồng cho biết trong một tuyên bố khi đề cập đến nỗ lực của GPO sản xuất Favipiravir từ năm ngoái, thời điểm đợt làn sóng COVID lần đầu tấn công.

Favipiravir, bán dưới thương hiệu Avigan, được phê duyệt như một phương pháp điều trị bệnh cúm mới và đang nổi ở Nhật Bản. Nó cũng đang được nghiên cứu như một phương pháp điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus khác, bao gồm SARS và COVID-19.

Thái Lan đã bắt đầu nhập khẩu Favipiravir chủ yếu từ Nhật Bản để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 kể từ khi bắt đầu đại dịch năm ngoái.

Tập đoàn Fujifilm Holdings của Nhật Bản đã khởi động lại thử nghiệm lâm sàng đối với thuốc chống vi-rút Avigan, thuốc vẫn chưa được Bộ Y tế nước này phê duyệt như một phương pháp điều trị COVID-19. © Reuters

Tập đoàn Fujifilm Holdings của Nhật Bản đã khởi động lại thử nghiệm lâm sàng đối với thuốc chống vi-rút Avigan, thuốc vẫn chưa được Bộ Y tế nước này phê duyệt như một phương pháp điều trị COVID-19. © Reuters

Vào giữa năm 2021, GPO đã phát triển thành công phiên bản Favipiravir của riêng mình dưới tên thương hiệu "Favir" (200 mg mỗi viên). Nó đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan cấp phép vào đầu tháng Tám. Trong giai đoạn đầu, Favir được sản xuất trên dây truyên có công suất lên đến 2 triệu viên / tháng, với mục tiêu không ngừng mở rộng sản xuất.

"Bộ Y tế công cộng cần khẩn trương tìm kiếm thuốc bổ sung từ các nguồn khác càng sớm càng tốt, nếu không Thái Lan sẽ đối mặt với tình trạng thiếu Favipiravir nghiêm trọng vào thời điểm mà số lượng bệnh nhân mới được dự báo sẽ tăng mạnh trong tháng 8", bà Jiraporn Limpananon nói.

Favipiravir là loại thuốc chủ chốt trong việc điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 nghiêm trọng ở Thái Lan. Chính phủ đã đảm bảo nguồn cung vì thuốc này chỉ có sẵn theo đơn và không được bán qua quầy.

Giám đốc GPO, Tiến sĩ Vitoon Danwiboon, đã tìm cách trấn an công chúng, nói rằng GPO đã bảo đảm khoảng 43,1 triệu viên thuốc cho tháng 8, khi số lượng bệnh nhân COVID-19 được dự báo sẽ đạt mức cao nhất, thông qua nhập khẩu từ Nhật Bản.

Hôm thứ Ba (10/8), các ca nhiễm COVID-19 được xác nhận hàng ngày vẫn ở mức cao 19.843, trong khi số người chết hàng ngày đạt mức cao kỷ lục mới là 235, gây ra một làn sóng lo ngại ở Thái Lan, đặc biệt là ở Bangkok, trung tâm của ổ dịch. Một số nhà dịch tễ học và virus học dự báo số ca nhiễm mới có thể lên tới 40.000 ca mỗi ngày trong tháng này.

Các nhân viên chăm sóc sức khỏe chuyển một thi thể vào nhà xác bệnh viện ở Pathum Thani, Thái Lan, vào ngày 31 tháng 7. © Reuters

Các nhân viên chăm sóc sức khỏe chuyển một thi thể vào nhà xác bệnh viện ở Pathum Thani, Thái Lan, vào ngày 31 tháng 7. © Reuters

Tiến sĩ Vitoon Danwiboon cho biết công suất của GPO dự kiến ​​sẽ tăng lên, đạt 40 triệu viên mỗi tháng vào tháng 10. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa làm nguôi ngoai nỗi lo sợ của công chúng. 

Favipiravir, vốn được phát triển bởi công ty con Fujifilm Toyama Chemical của Fujifilm Holdings, vẫn chưa được Bộ Y tế Nhật Bản phê duyệt để điều trị COVID-19. Vào tháng 12, Bộ này cho biết họ cần xem thêm dữ liệu để đánh giá hiệu quả của nó. Đáp lại, Fujifilm đã đưa ra một thử nghiệm lâm sàng mới vào tháng Tư.

Toyama Chemical đã phát triển Favipiravir vào cuối những năm 1990. Thuốc đã được phê duyệt vào năm 2014 để điều trị các ca nhiễm cúm mới hoặc tái phát, nhưng nó chưa được chấp thuận để điều trị cúm theo mùa. Một lĩnh vực đáng quan tâm là các dị tật bẩm sinh được thấy trong các thử nghiệm trên động vật đối với loại thuốc này.

Hoàng Long

Bình Luận

Tin khác

Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

Tổng thống Palestine nói chỉ Mỹ mới ngăn được Israel tấn công Rafah

(CLO) Ngày 28/4, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết chỉ có Mỹ mới có thể ngăn chặn Israel tấn công thành phố biên giới Rafah ở Gaza, đồng thời nói thêm rằng cuộc tấn công dự kiến ​​​​trong vài ngày tới có thể buộc phần lớn người dân Palestine phải chạy trốn khỏi vùng đất này.

Thế giới 24h
Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

Elon Musk đến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thị trường xe tự lái

(CLO) CEO Elon Musk của Tesla đã đến Bắc Kinh vào Chủ nhật (28/4) trong một chuyến thăm không báo trước, nơi ông dự kiến sẽ thảo luận về việc triển khai công nghệ Xe tự lái hoàn toàn (FSD).

Thế giới 24h
Ukraine liên tiếp rút quân ở phía đông, ông Zelenskyy thúc giục thêm vũ khí

Ukraine liên tiếp rút quân ở phía đông, ông Zelenskyy thúc giục thêm vũ khí

(CLO) Chỉ huy hàng đầu của Ukraine hôm Chủ nhật (28/4) cho biết, quân đội Kiev đã rút lui khỏi ba ngôi làng ở chiến trường phía đông nước này bởi sức ép quá mạnh từ lực lượng đông đảo của Nga.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục cảnh báo mạnh mẽ phương Tây nếu tịch thu tài sản của Nga

Nga tiếp tục cảnh báo mạnh mẽ phương Tây nếu tịch thu tài sản của Nga

(CLO) Ngày 28/4, các quan chức Nga cảnh báo Mỹ và phương Tây rằng Moscow sẽ có phản ứng "ăn miếng trả miếng" và "quyết liệt" nếu tài sản đóng băng của nước này bị tịch thu.

Thế giới 24h
Israel đồng ý 'tham kiến' Mỹ trước khi tấn công Rafah

Israel đồng ý 'tham kiến' Mỹ trước khi tấn công Rafah

(CLO) Ngày 28/4, người phát ngôn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết Israel đã đồng ý lắng nghe những quan ngại và suy nghĩ của Mỹ trước khi tiến hành cuộc tấn công vào thành phố biên giới Rafah ở Gaza.

Thế giới 24h