Thăm dò, khai quật khảo cổ di tích Thành cổ Sơn Tây

Thứ sáu, 15/09/2023 18:34 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) vừa có quyết định cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Thành cổ Sơn Tây (giai đoạn 1).

Theo đó, Bảo tàng Hà Nội sẽ phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ giai đoạn 1 tại di tích Thành cổ Sơn Tây (TX Sơn Tây, TP Hà Nội).

Thời gian thăm dò, khai quật bắt đầu từ 15/9 đến 30/10 với tổng diện tích là 120 m2, trong đó diện tích thăm dò là 60 m2 và diện tích khai quật chiếm 60 m2.

tham do khai quat khao co di tich thanh co son tay hinh 1

Vọng lâu trước cổng thành cổ Sơn Tây có các bậc thang đi lên. Ảnh: Hữu Nghĩa

Việc thăm dò diễn ra tại 3 khu vực: Khu vực Bố chánh phủ: 20m2 gồm 4 hố, mỗi hố 5m2; khu vực Án sát phủ: 20m2 có 4 hố mỗi hố 5m2; khu vực Cổng Đông: 20m2 cũng gồm 4 hố mối hố 5m2.

Về khai quật sẽ thực hiện tại khu vực Tổng đốc phủ với diện tích 60m2 (3 hố mỗi hố 20m2). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Viện Khảo cổ học được giao nhiệm vụ chủ trì thăm dò, khai quật.

Quyết định nêu rõ, những hiện vật thu thập được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ, Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc và báo cáo Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.

Sau khi kết thúc đợt thăm dò, khai quật, Bảo tàng Hà Nội và Viện Khảo cổ học báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã thăm dò, khai quật khảo cổ trong thời gian chậm nhất một tháng và có báo cáo khoa học gửi về Bộ VH-TT&DL trong thời gian chậm nhất một năm.

Thành cổ Sơn Tây là công trình kiến trúc quân sự cổ được xây dựng bằng đá ong, diện tích khoảng 12ha. Thành được xây dựng năm 1822 - một trong 20 thành được xây dựng vào triều Nguyễn.

Cấu trúc thành cổ Sơn Tây hình tứ giác, mỗi bên dài khoảng 40m, tường thành cao khoảng 5m, rộng 4m được xây chủ yếu bằng đá ong xếp chồng lên nhau. Xung quanh thành có hào nước bao bọc, tường thành được kết cấu theo lối kiến trúc Vauban, trên bề mặt thành có nhiều lỗ châu mai giúp quân lính quan sát và chiến đấu.

Thành có 4 cổng quay ra các hướng Bắc, Nam, Tây, Đông có tên là: Cổng Hậu, cổng Tiền, cổng Hữu, cổng Tả. Hiện 4 cổng thành bằng đá ong vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ cổ kính, trên các cổng có vọng lâu và ụ súng. Cửa Bắc Thành cổ Sơn Tây hiện còn đặt hai khẩu súng thần công, dấu tích của cuộc chiến đấu chống giặc Pháp theo chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi.

tham do khai quat khao co di tich thanh co son tay hinh 2

Cửa Tiền là cổng phía Nam của thành cổ Sơn Tây, nằm ở đầu phố Quang Trung ngày nay. Ảnh: Tư liệu

Trước đây, cùng với Thành Bắc Ninh, thành cổ Sơn Tây được coi là 1 trong 2 gọng kìm lợi hại để bảo vệ Hà Nội trước nguy cơ tấn công của thực dân Pháp. Cuối thế kỷ 19 thành Sơn Tây là đầu não cuộc kháng chiến chống giặc Pháp do Hoàng Kế Viêm lãnh đạo… Sau này, tại thành cổ Sơn Tây, vào năm 1946, tại Vọng Cung đã diễn ra cuộc họp của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà để quyết định các vấn đề quan trọng mở đầu cho những thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

Di tích Thành cổ Sơn Tây đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1994.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Trai tráng đóng khố vật cầu bùn tại Bắc Giang

Trai tráng đóng khố vật cầu bùn tại Bắc Giang

(CLO) Cứ bốn năm tổ chức một lần (từ 12 đến 14 tháng tháng Tư âm lịch), lễ hội vật cầu nước thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang lại diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc, thú vị. Tại sân đình làng, 16 trai tráng cởi trần, đóng khố đua nhau đưa quả cầu gỗ 20 kg vào hố của đội bạn.

Đời sống văn hóa
Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc 'Bài ca Điện Biên'

Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc 'Bài ca Điện Biên'

(CLO) Tối 19/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ tổng kết, trao giải thưởng tháng âm nhạc “Bài ca Điện Biên”.

Đời sống văn hóa
Bế mạc Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Bế mạc Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

(CLO) Sau 4 ngày tổ chức từ ngày 16/5 đến ngày 19/5/2024, tối 19/5, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 đã chính thức khép lại bằng chương trình bế mạc đầy ấn tượng, thú vị và trở thành dư âm không thể nào quên trong lòng người dân cũng như du khách trong nước và quốc tế.

Đời sống văn hóa
'Bữa tiệc của Elsa'- vở nhạc kịch đậm chất nhân văn

'Bữa tiệc của Elsa'- vở nhạc kịch đậm chất nhân văn

(CLO) Vở nhạc kịch “Bữa tiệc của Elsa” sẽ đưa các em nhỏ vào thế giới vui nhộn, ngộ nghĩnh, đáng yêu và thấm đẫm nhân văn.

Đời sống văn hóa
Cây hoa phượng vĩ bung nở rực rỡ 'gây sốt' tại Đông Anh

Cây hoa phượng vĩ bung nở rực rỡ 'gây sốt' tại Đông Anh

(CLO) Những ngày tháng 5, các bạn trẻ cùng nhiều chị em phụ nữ ở Hà Nội đua nhau kéo về thôn Đầm, xã Vân Nội, huyện Đông Anh để check in bên cây hoa phượng vĩ đang khoe sắc đỏ rực rỡ cả một góc trời.

Đời sống văn hóa